KẾ 32: MUỐN THẢ MÀ LẠI BẮT
Nội dung: Dùng bắt để lấy thả, bắt là biện pháp, thả là mục đích. Muốn nhượng bộ mà giả vờ không nhượng bộ.
KẾ 33: VE SẦU THOÁT XÁC
Nội dung: Là kế mà kiếm một vật, hoặc người thay thế để đi hướng khác.
Ví dụ: Khi Lưu Ban bị bao vây, ông đã cho người giả dạng mình đầu hàng ở thành tây, rồi thoát ra ở thành đông.
KẾ 34: VE SẦU NHẬP XÁC
Nội dung: Là kế mà bề ngoài là của người khác nhưng bên trong đã bị chi phối.
Ví dụ: Một hãng sản xuất linh kiện điện tử, muốn biến linh kiện điện tử của mình thành linh kiện sản xuất linh của Mỹ. Nhà sản xuất kết hợp một số linh kiện của Mỹ với linh kiện ở nước mình, làm thành sản phẩm được sản xuất ở Mỹ.
KẾ 35: TẤN KẾ
Nội dung: Là kế mà chủ động, bí mật, chủ động tấn công trước.
Ví dụ: Ông chủ Sony lập nên tổ hợp chế tạo đồ điện Sony. Bằng nghị lực và lòng kiên trì, sau khi gặp nhiều khó khăn, sau chiến tranh thế giới thứ 2, ông đã vươn lên.
KẾ 36: TẨU KẾ
Nội dung: Là kế chủ động bỏ chạy trước để bảo tồn lực lượng.
Ví dụ: Một công ty thức ăn cho chó có đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, marketing tốt nhất, quảng cáo tốt nhất nhưng không thể bán được thức ăn này. Vì sao? Một nhân viên ý kiến rằng chó không thích ăn cái này, từ đó công ty quyết định bỏ luôn sản phẩm này.
KẾ 37: BỚT CỦI DƯỚI NỒI
Nội dung: Là kế bớt nguyên nhân để tạo ra kết quả không muốn, đối kế là Thêm củi dưới nồi.
Áp dụng:
Làm cho phân tán tư tưởng: Con người khi liên tục bị khó chịu thì thường hành động theo cảm tính mà bỏ mất lý trí. Những phản ứng sẽ không còn hợp lý nữa. VD: khi chơi cờ thường ho, để làm phân tán tư tưởng đổi thủ.
Hãm bớt tài để dùng
Làm cho thay ngựa giữa dòng
KẾ 38: THÊM CỦI DƯỚI NỒI.
Nội dung: Là kế thêm nguyên nhân để tạo ra một kết quả mong muốn. Kế này và đối kế được áp dụng trong trạng thái chín muồi. Chỉ một tác động nhỏ, đúng lúc đúng chỗ là đạt kết quả mong muốn.
Áp dụng:
Giọt nước tràn ly: Một cái nhà do tổ tiên để lại, người ta tuyệt đối không bán, nhà đó là nhà sản xuất kinh doanh, nên có cái kế là cho những người xung quanh mua nhiều thiệt nhiều những đồ họ sản xuất, ép họ sản xuất nhiều ra, làm diện tích nhà không đủ, phải chuyển đi nơi khác, lúc này mới mua lại căn nhà.
Ngăn ngừa cạnh tranh: Westone House của Mỹ và Mitsubishi của Nhật tạo hợp liên doanh từ năm 1930, sau 50 năm liên doanh, giá USD tăng lên. Làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm do Westone House sản xuất, W.H lúc này tạo lập 1 liên doanh khác với MSBS. Bán các sản phẩm chế tạo ở Nhật nhưng có kế hoạch lập 1 nhà máy ở Mỹ khi có nhu cầu. Để đồng minh của mình không trở thành đối thủ cạnh tranh của mình và để thị trường của mình không bị rơi vào tay MSBS, W.H có kế làm một hợp đồng dịch vụ với liên doanh, bán và bảo trì các sản phẩm của liên doanh.
CASTI Hub (tổng hợp)