Ai có thể làm cố vấn khởi nghiệp?
Cố vấn khởi nghiệp lý tưởng nhất là doanh nhân giàu kinh nghiệm và thành tích kinh doanh. Đã có sự xuất hiện nhiều hơn của những doanh nhân tiền bối trong các sự kiện khởi nghiệp với vai trò diễn giả chia sẻ kinh nghiệm gây dựng sản nghiệp sau nhiều thập kỷ, truyền cảm hứng và định vị tầm nhìn đúng đắn cho các thế hệ khởi nghiệp tiếp nối. Tuy nhiên, lịch làm việc bận rộn và khoảng cách xa về thế hệ có lẽ là yếu tố gây cản trở nhiều nhất cho nỗ lực xây dựng mối quan hệ cố vấn khởi nghiệp với các bậc cha chú.
May mắn là, không cần đạt tới những thành tựu kinh doanh đồ sộ, kinh nghiệm thương trường và mạng lưới quan hệ kinh doanh của những thế hệ đi trước luôn là nguồn tài nguyên quý với những người vừa khởi hành chuyến tàu khởi nghiệp. Chủ của các doanh nghiệp đang trên đà tăng trường, những vị giám đốc điều hành, nhà quản lý khối chức năng kinh doanh trong nhiều lĩnh vực đang nhiệt thành đóng góp giá trị cho cộng đồng khởi nghiệp. Những doanh nhân này đang và sẽ gia nhập cuộc chơi khởi nghiệp với nhiều vai trò như cố vấn khởi nghiệp (mentor), nhà đầu tư thiên thần (angel investor), thậm chí là nhà đầu tư sáng lập (venture builder).
Động lực nào để những doanh nhân vốn còn đang ngổn ngang với công việc quản lý, điều hành cỗ máy kinh doanh của chính mình sẵn sàng bỏ thời gian, công sức, quan hệ kinh doanh, và cả tiền bạc cho nỗ lực khởi nghiệp của người khác? Một cách truyền thống, câu trả lời là trách nhiệm xã hội. Đúng nhưng chưa đủ.
Trong không gian văn hóa cổ vũ tinh thần khởi nghiệp – năng lượng tinh thần của những cá nhân (i) khát khao kiến tạo giá trị mới, (ii) sẵn sàng chấp nhận bất trắc của thị trường, và (iii) nỗ lực phát triển năng lực nắm bắt và hiện thực cơ hội kinh doanh – việc tham gia, thậm chí là gắn bó, với hệ sinh thái khởi nghiệp đang dần trở thành một chức năng hoạt động của người doanh nhân.
Mong muốn đóng góp giá trị cho các nỗ lực khởi nghiệp kế tiếp và cơ hội tiếp cận các ý tưởng và mô hình kinh doanh mới là động lực để các doanh nhân tham gia cố vấn khởi nghiệp. Từ trải nghiệm bản thân, những cố vấn khởi nghiệp này thấu hiểu giá trị của câu hỏi đúng giúp xác định rõ ràng hành trình khởi nghiệp ra sao. Họ cũng biết rằng ý tưởng luôn rất nhiều và thử nghiệm đưa ý tưởng ra thị trường luôn tốn kém, gian truân, nhiều thách thức. Bởi thế, càng sớm trợ giúp thế hệ mới khởi nghiệp phát triển năng lực thì cộng đồng kinh doanh càng có thêm cơ hội đón nhận những gương mặt thành công mới, nguồn lực xã hội càng được phân bổ và sử dụng hiệu quả.
Bên cạnh các doanh nhân, cộng đồng cố vấn khởi nghiệp còn có sự tham gia tích cực của các giảng viên đại học, người cung cấp dịch vụ chuyên môn (như luật sư, chuyên gia tư vấn), và những người triển khai các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp. Thách thức của những cố vấn khởi nghiệp này là chưa có nhiều trải nghiệm kinh doanh. Dẫu vậy, mong muốn thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của chính mình lại là động lực rất rõ ràng của những vị cố vấn này. Hơn thế, quan hệ cố vấn khởi nghiệp luôn là quá trình học tập hai chiều. Sự gần gũi về thế hệ cũng giúp người cố vấn và người khởi nghiệp làm việc cùng nhau thuận tiện hơn. Theo quan sát thống kê của SME Mentoring, chương trình cố vấn khởi nghiệp hoạt động từ năm 2011 tại Tp. Hồ Chí Minh, người cố vấn khởi nghiệp có hiệu quả làm việc tốt khi ở trong độ tuổi từ 35 tới 40 và đã có thời gian thực hành cố vấn khởi nghiệp trên 12 tháng.
Làm sao để tìm được cố vấn phù hợp?
Bước 1: Bước ra ngoài:
6 địa điểm để tìm một người cố vấn.
16 lời khuyên cho các networking thông minh hơn (thậm chí nếu bạn ghét networking).
6 bước để xây dựng các mạng lưới hỗ trợ tối thượng.
Bước 2: Cách nhận biết một cố vấn tốt và làm thế nào để hỏi những gì bạn cần.
Làm thế nào để bạn biết nếu họ là một người phù hợp? Top 3 tiêu chí tìm kiếm.
5 chiến lược để tìm người thầy lý tưởng cho bạn (gợi ý: nói với những người mà bạn đang tìm kiếm).
Video: các quy tắc 5 phút cho việc tìm kiếm một cố vấn kinh doanh.
Bước 3: Vận dụng những mối quan hệ để chúng làm việc cho bạn, và cho cố vấn của bạn.
Tìm hiểu để hỏi đúng câu hỏi của mình trước – lời khuyên có ý nghĩa hơn khi bạn biết nơi bạn đang hướng đến và tại sao.
Làm thế nào để xin lời tư vấn (đôi khi là rào cản lớn nhất là thừa nhận bạn cần sự giúp đỡ).
Hãy hỏi người cố vấn của bạn để giữ bạn chịu trách nhiệm, không chỉ đưa ra lời khuyên chung chung.
Và hãy nhớ: Luôn luôn, luôn luôn, luôn luôn cho đi đầu tiên, sau đó mới đòi hỏi!
Cuối cùng, hãy nhớ điều này: thu thập lời khuyên là không đủ. Bạn phải học bằng cách làm – vì vậy hãy bước ra ngoài và chứng tỏ bản thân.
Casti Hub tổng hợp