Kế 5: điệu hổ ly sơn
1. Câu chuyện xuất xứ
Ở một bản nọ, dân làng đang sống yên bình. Đàn ông vào rừng săn bắt, đàn bà làm nương rãy và nuôi con. Một ngày nọ tai nạn ập xuống bản làng. Trong rừng xuất hiện 1 con hổ dữ. Nương rẫy bị dày xéo, trâu bò trong chuồng bị tha đi trong đêm. Không khí sợ hãi bao trùm lên cả làng. Quyết không để hổ dữ có cơ hội hại người, những người đàn ông trong làng tụ họp nhau lại để vào rừng diệt hổ. Nhưng một tốp, hai tốp thợ săn đã vào rừng mà đành thất bại trở về vì con hổ già rất ranh ma.
Già làng tụ họp cả làng lại bàn kế. Già làng nói: “Con hổ là chúa sơn lâm. Rừng là nhà của nó. Nếu ta vào rừng tìm hổ sẽ không thành công. Chi bằng ta dụ nó xuống làng xóm để trừ khử”. Sáng hôm sau, theo lời già làng, dân làng đào một cái hố sâu đưới gốc cây lớn gần bìa rừng rồi dung phên thưa che kín miệng hố. Họ chọn ra một con dê béo trong chuồng rồi đem treo ngược lên cây ngay giữa miệng hố. Xong việc, họ mài sắc tên và lao kiếm rồi nấp kín đợi hổ.
Không ngoài dự đoán, tiến kêu của con dê suốt ngày đêm đã thu hút con hổ. Ngày hôm sau con hổ đã lấp ló ra khỏi bìa rừng. Tiếng của con dê càng to hơn vì nó ngửi thấy mùi hổ dữ. Sự sợ hãi của của con mồi kích thích con thú đi săn. Nó di chuyển nhanh dần rồi vồ lấy con dê. Trước khi kịp chạm đến con mồi, nó rơi xuống chiếc hố đã đào sẵn. Thế là con hổ dữ đã bị bắt gọn, trả lại cho dân làng cuộc sống yên bình như xưa.
2. Cốt lõi kế sách
Con hổ là chúa sơn lâm, khi xuống đồng bằng hổ hóa thành trâu. Anh hùng nhất khoảng, nếu rời khỏi chỗ đứng sở trường ắt dễ thất bại.
3. Ý nghĩa vận dụng trong kinh doanh
Trong kinh doanh, người làm ăn phải luôn chú ý phát huy thế mạnh của mình, không được rời bỏ lĩnh vực hay địa bàn kinh doanh sở trường của mình để vội vã lao vào những lĩnh vực, địa bàn mới lạ. Nếu không rất dễ thất bại.
BÀI HỌC THỰC TẾ VỀ KẾ SÁCH
Nga giả vờ trả giá – Mỹ trúng kế Điệu hổ ly sơn
Một công ty sản xuất máy phát điện ở Mỹ muốn thanh lý một dây chuyền sản xuất cũ. Giá trị thanh lý của dây chuyền đó là khoảng 600.000 USD nhưng công ty vẫn giao bán với giá 1.000.000 USD. Trong quá trình đàm phán, rất nhiều công ty vào cuộc muốn mua, nổi lên có hai công ty cạnh tranh quyết liệt với nhau là công ty của Mỹ và một công ty của Nga.
Vào thời điểm đó, người Nga rất quan tâm đến dây chuyền sản xuất này và họ muốn
mua bằng được. Vì vậy họ trả giá cao với giá 900.000 USD và đồng ý đặt trước 10%, trong khi công ty Mỹ chỉ trả 700.000 USD. Chính vì vậy, công ty máy phát điện quyết định từ chối giá của công ty Mỹ và đồng ý bán cho công ty Nga. Hợp đồng mau bán đã soạn thảo xong, chỉ chờ ngày kí kết.
Tuy nhiên sau ba ngày, bên Nga cử đại diện xin hoãn, yêu cầu Mỹ bổ sung những yếu tố kĩ thuật trong hợp đồng. Động thái này của họ nhằm kéo dài thời gian để cho các khách hàng khác từ bỏ hẳn vụ mua bán này. Một tháng sau, công ty Nga đưa lời từ chối hợp đồng mua bán đó với lý do sau khi nghiên cứu thị trường họ thấy rằng giá thị trường của thiết bị này chỉ khoảng 500.000 USD. Sau một hồi tranh cãi, hai bên buộc phải đàm phán lại. Cuối cùng công ty sản xuất máy phát điện đành phải bán với giá 600.000 USD.
Cách thức áp dụng kế sách
Công ty của Nga đã rất thành công trong việc sử dụng kế “điệu hổ ly sơn”. Công ty nay đã dùng giá cao và những ưu đãi về điều khoản thanh toán để làm cho công ty Mỹ rời khỏi những khách hàng khác của mình.
CASTI Hub (tổng hợp)