Bức tranh tài chính - kế toán tổng thể của mỗi doanh nghiệp sẽ bao gồm nhiều chỉ tiêu tài chính đặc trưng khác nhau. Dựa vào các chỉ tiêu này, nhà quản trị có thể đưa ra các quyết định đúng đắn cho các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mình. Dưới đây là các chỉ tiêu tài chính cơ bản của doanh nghiệp.
6 nhóm chỉ tiêu tài chính cơ bản trong doanh nghiệp
Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Chỉ tiêu về khả năng thanh toán lại bao gồm hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số thanh toán nhanh, khả năng thanh toán lãi vay, khả năng hoàn toàn trả nợ vay và khả năng thanh toán lãi vay. Trong đó:
Hệ số thanh toán ngắn hạn: Đây là hệ số được sử dụng nhằm đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trong vòng 12 tháng bằng cách tài sản có thể chuyển hóa thành tiền trong 12 tháng tới.
Công thức: Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn
Kết quả: Nếu trên 1 thì an toàn còn nếu dưới 1 thì doanh nghiệp có thể đang dùng các khoản vay ngắn hạn để tài trợ cho các tài sản dài hạn, dẫn đến vốn lưu động ròng âm.
Hệ số thanh toán nhanh: Hệ số thanh toán nhanh giúp doanh nghiệp đánh giá khả năng sẵn sàng thanh toán nợ ngắn hạn cao hơn so với hệ số thanh toán ngắn hạn.
Công thức: (Tài sản lưu động - Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn
Kết quả: Nếu hệ số này trên 0,5 lần: an toàn
Khả năng thanh toán lãi vay: Chỉ số khả năng thanh toán lãi vay sẽ đánh giá lợi nhuận trước khi trả lãi vay đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm.
Công thức: Lợi nhuận trước thuế và lãi (EBIT)/Chi phí trả lãi vay
Kết quả: Nếu chỉ số = 2 là an toàn còn <1 thì doanh nghiệp đang có khả năng lỗ.
Khả năng hoàn toàn trả nợ vay: Khả năng hoàn toàn trả nợ vay đánh giá khả năng trả lãi vay bằng tiền mặt chứ không phải từ lợi nhuận hạch toán.
Công thức: (Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD + Thuế thu nhập + Chi phí trả lãi vay)/Chi phí trả lãi vay.
Kết quả: Nếu chỉ số này bằng 2 thì an toàn, nếu chỉ số này <1 thì doanh nghiệp bị lỗ.
Khả năng thanh toán lãi vay: Khả năng thanh toán lãi vay cho biết khả năng trả phần lãi của khoản đi vay, chứ không cho biết khả năng trả cả phần gốc lẫn phần lãi.
Công thức: (Lợi nhuận trước thuế + Khấu hao + Chi phí trả lãi vay)/Tiền trả nợ gốc + Chi phí trả lãi vay.
Kết quả: Nếu chỉ số bằng 1 là an toàn, chỉ số lớn hơn 1 thì doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng trả lãi vay. Nếu nhỏ hơn 1 thì chứng tỏ công ty đã vay quá nhiều và không đủ khả năng để trả lãi vay.
Nhóm chỉ tiêu về đòn bẩy tài chính
Nhóm chỉ tiêu về đòn bẩy tài chính bao gồm hệ số tự tài trợ, hệ số đòn bẩy tài chính, hệ số tài sản cố định, hệ số thích ứng dài hạn và tỷ số nợ trên tài sản.
Hệ số tự tài trợ: Là hệ số đánh giá mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp và khả năng bù đắp tổn thất bằng vốn chủ sở hữu.
Công thức: Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn.
Kết quả: Hệ số càng cao thì doanh nghiệp càng an toàn. Hệ số tối thiểu (+) 15% đối với vay có tài sản đảm bảo và (-) 20% đối với vay không có đảm bảo.
Hệ số đòn bẩy tài chính: Hệ số đòn bẩy tài chính thể hiện mối quan hệ giữa nguồn vốn vay và vốn chủ sở hữu, thể hiện khả năng tự chủ tài chính của mỗi doanh nghiệp. Ngoài ra, hệ số này còn cho phép đánh giá tác động tích cực hoặc tiêu cực của việc vay vốn đến ROE.
Công thức: Tổng tài sản bình quân/Vốn chủ sở hữu bình quân.
Hệ số tài sản cố định: Hệ số đánh giá mức độ ổn định của việc đầu tư và TSCĐ.
Công thức: Tài sản cố định/Vốn chủ sở hữu.
Kết quả: Hệ số nhỏ sẽ thể hiện sự an toàn cho doanh nghiệp.
Hệ số thích ứng dài hạn: Đánh giá khả năng doanh nghiệp có thể trang trải tài sản dài hạn bằng các nguồn vốn ổn định dài hạn.
Công thức: Tài sản dài hạn/(Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn).
Lưu ý hệ số này không được vượt quá số 1.
Tỷ số nợ trên tài sản: Tỷ số này cho biết phần trăm tài sản của doanh nghiệp là tài sản đi vay, giúp chủ tài chính biết được khả năng tự chủ tài chính cho doanh nghiệp.
Công thức: (Tổng nợ/Tổng tài sản) x 100%
Kết quả: Tỷ số quá nhỏ thì số tiền doanh nghiệp vay ít.
Casti Hub tổng hợp