Bạn hiểu gì về kỹ năng lãnh đạo nhóm?
Kỹ năng lãnh đạo nhóm là khả năng hay năng lực định hướng, dẫn dắt, khuyến khích và tạo động lực cho các thành viên trong nhóm hoặc nhân viên của công ty.
Đây là loại kỹ năng có tác động trực tiếp đến phong cách làm việc của thành viên của một nhóm, tổ chức và doanh nghiệp. Nhờ vậy, công việc sẽ đạt chất lượng cao và đạt được mục tiêu đề ra.
Kỹ năng lãnh đạo nhóm là một kỹ năng quan trọng nhất của những ai nằm trong bộ phận quản lý, ban lãnh đạo của tổ chức hay doanh nghiệp.
Có không ít những cá nhân gặt hái được những thành tựu xuất sắc cho doanh nghiệp, nhưng không phải ai cũng có kỹ năng lãnh đạo nhóm.
Kỹ năng lãnh đạo nhóm không phải bẩm sinh tự có, cần có thời gian tôi luyện, học hỏi, nhìn nhận và rút kinh nghiệm mới có thể lãnh đạo tốt.
Vì sao phải hoàn thiện kỹ năng lãnh đạo nhóm?
Để đưa những dự án, kế hoạch đi đến thành công, thì người đứng đầu phải có tầm nhìn sâu rộng và có tài lãnh đạo.
Người đứng đầu (Group Leader, Team Leader, trưởng nhóm nói chung, v.v) chính là người vạch ra những chiến lược, mục tiêu quan trọng và đường lối đúng đắn để dẫn dắt các thành viên.
Đồng thời, nhà lãnh đạo còn đề xuất các nguyên tắc, quy tắc chuẩn mực để toàn bộ thành viên tuân thủ. Điều này nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết cũng như phát huy hết sức mạnh của tập thể.
Việc hoàn thiện kỹ năng lãnh đạo nhóm giúp:
Mô hình 7 bước để trở thành người lãnh đạo phù hợp với yêu cầu mới
Bước 1. Xác định kiểu mẫu lãnh đạo tốt nhất cho tổ chức
Lãnh đạo Doanh nghiệp khác với Quân đội, khác với đơn vị hành chính sự nghiệp và khác với môi trường nghệ thuật.
Bước 2. Nhận biết các nhà lãnh đạo tiềm năng trong và ngoài tổ chức
Thực tế chỉ ra rằng Lãnh đạo là người nội bộ sẽ tạo ra năng suất tăng hơn 50% so với người từ bên ngoài.
Bước 3. Nhận biết những thiếu sót của người lãnh đạo
Cần xác định các yêu cầu cần thiết đối với nhà lãnh đạo tương lai và so sánh họ với đội ngũ lãnh đạo hiện tại.
Bước 4. Phát triển kế hoạch kế nhiệm cho những vai trò chủ chốt
Lên kế hoạch kế nhiệm là điều quan trọng để đề phòng những tình trạng không mong muốn khi tổ chức có kế hoạch thay thế lãnh đạo mới và nó không chỉ giới hạn cho các vai trò lãnh đạo trong ban điều hành.
Bước 5. Phát triển mục tiêu cho người lãnh đạo tiềm năng
Các tổ chức hỗ trợ kế hoạch nghề nghiệp cho ứng viên sẽ duy trì, cam kết và bảo vệ hệ thống lãnh đạo.
Bước 6. Phát triển lộ trình kỹ năng cho nhà lãnh đạo tương lai
Tổ chức cần xác định và phát triển một chương trình kỹ năng khi đã nhận biết được các nhà lãnh đạo tương lai.
Bước 7. Chương trình duy trì nhà lãnh đạo hiện tại và tương lai
Duy trì vai trò lãnh đạo cực kỳ quan trọng đối với tất cả các tổ chức, bởi hai lý do:
(1) vòng quay thay thế nhân sự rất tốn kém.
(2) những người thể hiện tốt nhất sẽ dẫn đến hiệu suất làm việc tối ưu.
CASTI Hub (tổng hợp)