Bài học khởi nghiệp
Thứ bảy , 29/03/2025, 00:00

Sự trỗi dậy và sụp đổ của những startup kỳ lân: Bài học Từ những thất bại khởi nghiệp nổi tiếng (Phần 1)

.

Sự trỗi dậy và sụp đổ kích tính WeWork

WeWork, từng được định giá 47 tỷ USD, là ví dụ điển hình về một công ty kỳ lân bị thất sủng. Ban đầu, công ty hứa sẽ cách mạng hóa ngành công nghiệp không gian làm việc chung, nhưng sự mở rộng nhanh chóng, mô hình kinh doanh không bền vững và quản trị doanh nghiệp có vấn đề đã dẫn đến sự sụp đổ của startup này. IPO thất bại của WeWork vào năm 2019 đã bộc lộ những lỗ hổng của công ty này, dẫn đến sự mất giá và tái cấu trúc mạnh.

Những điểm chính có thể rút ra:

Tăng trưởng bền vững: mở rộng nhanh chóng mà không có mô hình kinh doanh bền vững có thể gây bất lợi.

Vấn đề quản trị: quản trị doanh nghiệp tốt rất quan trọng cho sự ổn định, niềm tin của nhà đầu tư.

Minh bạch: cần phải giao tiếp rõ ràng, trung thực với các nhà đầu tư và các bên liên quan.

Theranos: câu chuyện cảnh giác về "hứa thật nhiều thất hứa thật nhiêu"

Theranos, công ty khởi nghiệp về công nghệ y tế do Elizabeth Holmes thành lập, từng được định giá 9 tỷ USD. Công ty tuyên bố sẽ cách mạng hóa xét nghiệm máu, nhưng hóa ra công nghệ của họ không hoạt động như quảng cáo. Vào năm 2015, các cuộc điều tra đã tiết lộ các hành vi gian lận, dẫn đến sự sụp đổ của công ty, còn các giám đốc điều hành của công ty cũng bị buộc tội hình sự.

Những điểm chính có thể rút ra:

Tính chính trực: các phương thức thực hành đạo đức và tính minh bạch là không thể bàn cãi.

Xác thực: công nghệ phải được kiểm tra và xác thực kỹ lưỡng trước khi đưa ra thị trường.

Kỳ vọng thực tế: đặt ra kỳ vọng thực tế với nhà đầu tư và công chúng là rất quan trọng.

Quibi: bom xịt dịch vụ phát trực tuyến dạng ngắn

Quibi, một nền tảng phát trực tuyến dạng ngắn đầu tiên trên thiết bị di động, đã huy động được 1,75 tỷ USD trước khi ra mắt vào tháng 4 năm 2020. Bất chấp những người ủng hộ nổi tiếng và nội dung có nhiều ngôi sao, Quibi đã đóng cửa chỉ sáu tháng sau khi ra mắt. Thất bại được cho là do đánh giá sai nhu cầu thị trường, sự cạnh tranh từ các nền tảng đã có tên tuổi và ảnh hưởng của đại dịch COVID19.

Những điểm chính có thể rút ra:

Nghiên cứu thị trường: nghiên cứu thị trường toàn diện là điều cần thiết để hiểu nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng.

Khả năng thích ứng: khả năng xoay chuyển và thích ứng với hoàn cảnh thay đổi là rất quan trọng.

Phân tích cạnh tranh: hiểu và khiến mình khác biệt với đối thủ cạnh tranh có thể quyết định thành công hay thất bại.

Jawbone: từ công ty đi đầu công nghệ thiết bị đeo đến phá sản

Jawbone, từng dẫn đầu trong thị trường công nghệ thiết bị đeo, đã huy động được hơn 900 triệu USD vốn đầu tư mạo hiểm. Tuy nhiên, sự cạnh tranh khốc liệt từ Fitbit và Apple, cùng với những thách thức trong hoạt động và các vấn đề về sản phẩm, đã dẫn đến sự sụp đổ của công ty này. Jawbone tuyên bố phá sản vào năm 2017 và chuyển sang mô hình kinh doanh khác.

Những điểm chính có thể rút ra:

Lợi thế cạnh tranh: duy trì lợi thế cạnh tranh thông qua đổi mới sáng tạo là rất quan trọng trong các ngành công nghệ.

Hiệu quả hoạt động: hoạt động hiệu quả và kiểm soát chất lượng là rất quan trọng để duy trì hoạt động kinh doanh.

Xoay trục chiến lược: khả năng xoay trục chiến lược có thể cứu được một doanh nghiệp đang gặp khó khăn.

Stayzilla: nền tảng khách sạn cây nhà lá vườn không thể cạnh tranh

Stayzilla, một công ty khởi nghiệp kinh doanh dịch vụ nhà trọ tại Ấn Độ, đã huy động được 34 triệu USD và được coi là đối thủ cạnh tranh đầy hứa hẹn với Airbnb. Tuy nhiên, công ty phải đối mặt với những thách thức về quy mô, hoạt động kém hiệu quả và cạnh tranh, dẫn đến việc ngừng hoạt động vào năm 2017.

Những điểm chính có thể rút ra:

Khả năng mở rộng: bảo đảm hoạt động kinh

doanh có thể mở rộng quy mô một cách hiệu quả là rất quan trọng.

Phân tích cạnh tranh: hiểu biết thấu đáo và lập kế hoạch cạnh tranh là rất cần thiết.

Quản lý vận hành: quản lý hiệu quả hoạt động và nguồn lực rất quan trọng cho sự tăng trưởng.

AskMe: công cụ tìm kiếm siêu địa phương không có khả năng tồn tại

AskMe, một công cụ tìm kiếm và nền tảng thương mại điện tử siêu địa phương của Ấn Độ, đã từng là một dự án kinh doanh đầy hứa hẹn với nguồn vốn đáng kể. Tuy nhiên, công ty gặp phải các vấn đề liên quan đến dòng tiền, tranh chấp quản lý và hoạt động kinh doanh không bền vững, dẫn đến sự sụp đổ vào năm 2016.

Những điểm chính có thể rút ra:

Quản lý dòng tiền: quản lý hiệu quả dòng tiền rất quan trọng cho sự bền vững của doanh nghiệp.

Sự liên kết trong quản lý: bảo đảm sự liên kết và hợp tác giữa các cấp quản lý là rất quan trọng.

Thực tiễn kinh doanh: việc áp dụng thực tiễn kinh doanh bền vững và thực tế là điểm mấu chốt.

Kết thúc phần 1, mời các bạn đón xem phần cuối của bài viết.

 

Castihub (Tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Sự trỗi dậy và sụp đổ của những startup kỳ lân: Bài học Từ những thất bại khởi nghiệp nổi tiếng (Phần 1) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Bài học khởi nghiệp
Thứ hai , 01/04/2019, 14:33
Bài học khởi nghiệp
Thứ hai , 01/04/2019, 14:50
Bài học khởi nghiệp
Thứ hai , 01/04/2019, 16:12
Bài học khởi nghiệp
Thứ ba , 02/04/2019, 10:00
Bài học khởi nghiệp
Thứ ba , 02/04/2019, 10:03
Bài học khởi nghiệp
Thứ ba , 02/04/2019, 10:46
Bài học khởi nghiệp
Thứ ba , 02/04/2019, 03:36
Lên đầu trang