Kinh nghiệm
Thứ năm , 11/11/2021, 10:20

10 mẹo quản lý lao động cho các là lãnh đạo và chủ doanh nghiệp nhỏ (Phần 1)

.

Hiểu được cách quản lý lực lượng lao động và đảm bảo doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả là một kỹ năng vô cùng cần thiết mà mọi lãnh đạo và chủ sở hữu doanh nghiệp cần cải thiện. Tương tự như những kỹ năng khác, khả năng quản lý lao động của bạn sẽ tiến bộ theo thời gian nếu được áp dụng thường xuyên. Dưới đây là 20 mẹo hữu ích giúp bạn quản lý lao động một cách hợp lý và có hiệu quả.

1. Đưa tất cả chính sách và quy định của công ty thành văn bản

Quy định là một trong những nội dung cần thiết đối với hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp hoặc tổ chức nào. Tuy nhiên, nếu các chính sách không được lập thành văn bản và không được hệ thống hóa sẽ khiến doanh nghiệp khó có thể duy trì hoạt động và khiến nhân viên cho rằng họ bị đối xử bất công hoặc thậm chí là phân biệt đối xử.

Để tránh gặp phải những vấn đề trên, việc đưa các chính sách và quy định của công ty thành văn bản rõ ràng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc làm này sẽ giúp các thành viên trong đội ngũ của bạn không hiểu lầm hoặc hiểu sai ý nhau và giúp các nhân viên mới có thể hiểu được vấn đề mà họ đang làm.

Và có lẽ điều quan trọng nhất là việc hệ thống hóa các quy định sẽ bảo vệ bạn khỏi những trường hợp liên quan đến pháp lý nếu nhân viên cảm thấy hành vi của doanh nghiệp là thiếu công bằng hoặc có sự phân biệt đối xử. Nếu người quản lý lường trước được trường hợp này và có đầy đủ các văn bản quy định rõ ràng, nhân viên sẽ không thể thực hiện các hành vi kiện tụng nếu chúng đã được quy định rõ ràng từ trước.

2. Cho phép lựa chọn làm việc từ xa, lịch làm việc linh hoạt

Các doanh nghiệp trên toàn cầu đang chuyển sang áp dụng hình thức làm việc từ xa với tốc độ đáng kinh ngạc. Mặc dù Covid giữ vai trò như chất xúc tác cho quá trình chuyển đổi này, nhưng hình thức làm việc từ xa ngay từ lâu đã phát triển và có mức độ phổ biến nhất định.

Khi đã hình thành thói quen làm việc từ xa, nhiều nhân viên không muốn quay lại làm việc tại văn phòng, khảo sát cho thấy đến 68% nhân viên mong muốn được làm việc từ xa thay vì phải đến văn phòng làm việc. Điều này đồng nghĩa với việc các nhà quản lý cần phải cho phép nhân viên lựa chọn hình thức làm việc từ xa nếu muốn họ tiếp tục gắn bó lâu dài với công ty.

Đương nhiên, không phải lĩnh vực, ngành nghề nào cũng có thể làm việc từ xa, nhưng ngay cả trong những lĩnh vực không thể áp dụng được hình thức này, nhà quản lý vẫn có thể cho người lao động được làm việc theo lịch trình linh hoạt hơn, có thể giúp họ có được sự cân bằng giữa công việc và đời sống.

3. Hiểu rõ pháp luật về lao động của chính phủ

Hành vi vi phạm pháp luật nhỏ có thể làm nhấn chìm một doanh nghiệp mới nhanh hơn bất cứ một sai lầm nào. Nếu đang bắt đầu một doanh nghiệp khởi nghiệp, bạn phải có trách nhiệm đảm bảo mình nắm rõ hết tất cả những nội dung pháp luật quy định về lao động tại địa phương, tiểu bang và liên bang.

Nếu không phải là luật sư, có thể bạn sẽ cảm thấy khó khăn đôi chút, vậy nên để dễ dàng hơn, hãy tạo mối quan hệ tốt với một luật sư giỏi. Vị luật sư này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc và đưa ra lời khuyên cho những trường hợp khó mà doanh nghiệp có thể sẽ gặp phải trong tương lai. Trong những năm đầu kinh doanh, mối quan hệ giữa bạn và luật sư sẽ trở nên vô giá khi bạn học được cách ứng phó với các trường hợp xảy ra trong quá trình tuyển dụng, sa thải và giữ chân nhân viên.

4. Đầu tư vào phần mềm lên lịch chất lượng

Công nghệ đã làm thay đổi mọi khía cạnh của việc quản lý doanh nghiệp, từ khâu tiếp thị bán hàng đến nhiều khâu làm việc khác có liên quan, việc quản lý và lên lịch làm việc cũng không ngoại lệ.

Mặc dù doanh nghiệp vẫn có thể sử dụng những công cụ lên lịch truyền thống trên giấy viết, nhưng ứng dụng phần mềm lên lịch sẽ giúp bạn tiết kiệm thêm thời gian, tối ưu hóa hoạt động tài chính trong vận hành doanh nghiệp. Những công cụ này cho phép người quản lý tạo lịch trình với giao diện hệ thống thân thiện, rõ ràng; gửi thông báo đến nhân viên và cập nhật lịch làm việc theo thời gian thực. Nhìn chung, phần mềm sẽ giúp người lao động có những trải nghiệm tuyệt vời hơn, giúp quá trình làm việc diễn ra suôn sẻ, linh hoạt.

5. Chọn phần mềm tính lương chất lượng

Doanh nghiệp cần thanh toán lương cho những nhân viên mà họ thuê. Việc xử lý và tính toán tiền lương có thể hơi phức tạp và mất nhiều thời gian, nhưng may mắn là ngày nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều phần mềm hỗ trợ giúp công việc này được thực hiện dễ dàng hơn.

Phần mềm quản lý tiền lương không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian tính toán, mà còn đảm bảo cho ra kết quả chính xác, giảm thiểu khả năng xảy ra mâu thuẫn hoặc thậm chí là những trường hợp liên quan đến pháp lý nếu nhân viên không được thanh toán đúng số tiền lương mà nọ lẽ ra được nhận.

(còn tiếp)

Theo Sujan Patel

allbusiness.com

Bạn đang đọc bài viết Dự án: 10 mẹo quản lý lao động cho các là lãnh đạo và chủ doanh nghiệp nhỏ (Phần 1) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Lên đầu trang