Kinh nghiệm
Thứ năm , 07/10/2021, 15:00

5 chiến lược đã được chứng minh để khởi nghiệp thành công

.

Khởi nghiệp là một thách thức vô cùng to lớn đối với nhiều người. Từ khâu điều chỉnh tính năng sản phẩm đến khâu ước tính nhu cầu khách hàng, dự đoán xem công ty sẽ đứng ở đâu trên thị trường ngay cả khi 2 năm tới là gần như không thể khả thi với doanh nghiệp.

Sau nhiều tháng nghiên cứu, thử nghiệm và trao đổi với những doanh nhân thành đạt, tôi đã đúc kết được 5 chiến lược thành công nhất khi bắt đầu một doanh nghiệp. Những lời khuyên này không chỉ có tác dụng trên lý thuyết mà còn được nhiều doanh nghiệp thành công áp dụng trong thực tế. Những chiến lược dưới đây sẽ cải thiện đáng kể xác suất thành công của doanh nghiệp:

1. Nghiên cứu thị trường

Khi mới bước chân vào thị trường với sản phẩm chào bán đầu tiên, điều quan trọng là bạn phải hiểu được khách hàng mục tiêu của mình là ai và xác định được đâu là nhu cầu của họ. Điều mà bạn tin là sản phẩm của mình sẽ giải quyết những vấn đề phát sinh hàng ngày có thể sẽ không giống với những gì mà khách hàng của bạn nghĩ.

Hãy đối mặt với sự thật là rất khó để dự đoán về xu hướng của con người. Tuy nhiên, cách tốt nhất để bạn đoán được đâu là sự lựa chọn của khách hàng chính là hãy trò chuyện với chính họ. Hãy gửi đi những bài khảo sát ngắn gọn hoặc phỏng vấn các đối tượng thuộc thị trường mục tiêu của mình để biết được đâu là yếu tố khiến khách hàng chưa hài lòng.

Có rất nhiều cách để bạn có thể tiến hành những cuộc khảo sát này. Lấy ví dụ như dự án kinh doanh mà tôi đã tiến hành gần đây, khi thực hiện một sản phẩm để giải quyết những thất vọng của đa số chủ sở hữu nhà máy. Nhằm hiểu thêm về tầm quan trọng của vấn đề này, tôi đã phỏng vấn nhiều cửa hàng trong lĩnh vực nhà máy của Home Depot.

Khi tiến hành những cuộc phỏng vấn này, điều quan trọng là bạn phải đặt ra những câu hỏi mở để người đáp giải thích chi tiết: ưu tiên những câu hỏi về lý do (vì sao?) thay vì hỏi đó là cái gì. Vì khi đặt câu hỏi là cái gì, bạn sẽ nhận được những câu trả lời hết sức ngắn gọn, trong khi những câu hỏi về lý do sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng. Thông qua những buổi phỏng vấn này, tôi đã có thể nhìn thấy sự đa dạng của các chủ sở hữu nhà máy và bắt đầu phác họa được chân dung khách hàng mục tiêu mà mình mong muốn.

Hiện tại, khi biết được các chủ sở hữu nhà máy gặp khó khăn với việc tưới tiêu, tôi đã gửi khảo sát online để kiểm tra phạm vi của vấn đề này. Các câu hỏi khảo sát có thể là những câu trắc nghiệm đóng, được sử dụng để lấy số liệu thống kê về thị trường.

Các nhóm Discord và Reddit có liên quan đến thị trường của bạn là những nền tảng tuyệt vời để tiến hành những cuộc khảo sát này. Tôi đã gửi khảo sát cho một số nhóm Reddit và Discord tập trung vào việc trồng cây tại các nhà máy, và kết quả khá ấn tượng khi chúng tôi nhận về hơn 100 lượt phản hồi. 

Mọi người luôn sẵn sàng để hỗ trợ, tất cả những gì bạn cần làm là kết nối với họ. Ngoài ra, sẽ có thể sẽ cân nhắc đến việc yêu cầu thêm thông tin email của người trả lời để liên hệ với họ cho những cuộc thảo luận tiếp theo và thử nghiệm bản beta cho sản phẩm của bạn.

Để khuyến khích khách hàng điền vào bản khảo sát, bạn có thể tổ chức một buổi rút thăm trúng thưởng nhỏ và cung cấp một phiếu mã thưởng cho mỗi người tham gia trả lời. Bạn thậm chí còn có thể khuyến khích các câu trả lời đầy đủ, chi tiết bằng cách đưa ra một số giải thưởng dưới dạng tiền mặt cho câu trả lời chuyên sâu nhất. Việc sử dụng những chương trình ưu đãi như thế này sẽ giúp bạn nhận được nhiều phản hồi chi tiết hơn, giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về thị trường.

Điều quan trọng nhất mà nghiên cứu thị trường mang lại là nó sẽ giúp bạn phát triển chân dung khách hàng của mình. Chân dung khách hàng của bạn là câu chuyện của một người đại diện cho một nhóm nhân khẩu học vô cùng chi tiết mà bạn đang nhắm đến. Nhiều nhà khởi nghiệp đã phạm phải sai lầm khi nhắm mục tiêu đến toàn bộ thị trường. Việc cố gắng mở rộng phạm vi kinh doanh bao quát nhiều nhóm khách hàng sẽ chỉ khiến bạn gặp khó khăn vì việc sản xuất sản phẩm cho một khối lượng lớn nhóm khách hàng đa dạng là vô cùng khó khăn.

Ví dụ, Apple có thể đã nhắm mục tiêu đến toàn bộ người dùng điện thoại. Nhưng thay vào đó, họ lại thu hẹp cơ sở khách hàng mục tiêu của mình xuống chỉ còn 2% thị trường và hiện đang tạo ra hơn 50 tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Hãy chắc chắn là bạn thật sự thấu hiểu và phát triển chân dung khách hàng, vì điều này sẽ giúp bạn rất nhiều trong suốt quá trình phát triển doanh nghiệp.

2. Các chính sách giảm giá

Bạn sẽ phải ngạc nhiên bởi số lượng người dùng sẵn lòng chi trả cho những sản phẩm được giảm giá. Ngay cả khi khách hàng đang không có nhu cầu mua sắm, họ vẫn cảm giác như mình đang bỏ lỡ cơ hội vì đã không mua sản phẩm giảm giá này.

Vì vậy, đây là cách để bạn có thể thu hút khách hàng (đặc biệt là để khách hàng dùng thử sản phẩm) ngay cả khi sản phẩm sắp sửa ra mắt trên thị trường: Loại hình giảm giá đầu tiên là chiết khấu khi đặt hàng trước, bạn có thể giảm giá cho những khách hàng đặt mua sản phẩm trước 2 hoặc 3 tuần ra mắt. Khoản giảm giá pre-order này không chỉ khuyến khích khách hàng mua sản phẩm của bạn mà còn cung cấp cho bạn dự báo về nhu cầu của mình, vì vậy, bạn có thể lên kế hoạch cho sản xuất và chuỗi cung ứng của mình hiệu quả hơn.

Loại hình giảm giá thứ hai là giảm giá dành cho những khách hàng đã hoàn thành bài khảo sát đã được đề cập ở trên. Cung cấp khoản giảm giá này không chỉ giúp bạn thu được những nhóm khách hàng cụ thể cho bài khảo sát người dùng, mà còn đưa ra khoản giảm giá dành cho cá nhân mà khách hàng của bạn sẽ cảm thấy biết ơn và hài lòng hơn khi sử dụng.

Loại hình giảm giá cuối cùng là giảm giá khi khách hàng của bạn giới thiệu sản phẩm cho người dùng khác, có thể được đưa ra dưới hai dạng thanh toán hoặc giảm giá. Nếu người dùng giới thiệu sản phẩm của bạn cho bạn bè hoặc gia đình họ, người mua sản phẩm cuối cùng sẽ được hưởng mức giá ưu đãi.

Rõ ràng, giảm giá hoặc thanh toán phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như số lượng khách hàng mua sản phẩm qua giới thiệu, nhưng đây là ý tưởng cơ bản và thật sự hữu ích trong việc tiếp thị doanh nghiệp ở giai đoạn đầu.

3. Kiểm tra khách hàng

Sai lầm lớn nhất của các doanh nghiệp khởi nghiệp giai đoạn đầu là hoàn thiện toàn bộ sản phẩm trước khi tung ra thị trường. Phương pháp này vô cùng hạn chế và sẽ khiến bạn mất nhiều chi phí để điều chỉnh sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Gần đây, tôi đã tham dự một buổi hội thảo, trong buổi hội thảo này, diễn giả khách mời đã giải thích về những sai lầm mà họ đã mắc phải trong quá trình phát triển doanh nghiệp công nghệ sinh học của mình. Khi mới nảy ra ý tưởng sản phẩm, ông đã chi nửa triệu đô la Mỹ để xây dựng và hoàn thiện sản phẩm ban đầu và sau đó nhận ra rằng sản phẩm của mình không đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng. Sau khi nhận được phản hồi từ những khách hàng tiềm năng, ông đã phải loại bỏ hoàn toàn ý tưởng ban đầu và xây dựng lại toàn bộ sản phẩm.

Kiểm tra khách hàng là nội dung quan trọng để xây dựng nên sản phẩm. Bước đầu tiên của quá trình này là phát triển phiên bản đầu tiên cho sản phẩm của bạn hoặc sản phẩm khả dụng (MVP) để đảm bảo khách hàng có nhu cầu về sản phẩm. Hãy xem xét ví dụ dưới đây.

Airbnb là một công ty lớn về cung cấp nhà cho thuê dành cho người dùng ở hầu hết mọi nơi trên thế giới. Khi mới bắt đầu, Airbnb mong muốn kiểm nghiệm nhu cầu của khách hàng về ý tưởng này của họ. 

Họ đã thuê một căn nhà một phòng ở gần nơi tổ chức hội nghị kinh doanh, thiết kế sơ bộ một trang web và quảng cáo dịch vụ của mình đến các thành viên của hội nghị. Kết quả có ba thành viên hội nghị chi trả khoảng 80 đô la Mỹ cho một tấm nệm hơi và bữa ăn sáng. Sau khi kiểm tra ý tưởng này với những khách hàng từ thị trường mục tiêu, Airbnb đã quyết định triển khai ý tưởng này.

Bây giờ, hãy nói về việc Airbnb không nhận được lượt đăng ký nào vì các thành viên hội nghị thường ưa chuộng việc đăng ký phòng nghỉ ở khách sạn. Airbnb cần phải thay đổi sản phẩm của họ trước khi chính thức tung ra thị trường. Nếu không có giai đoạn kiểm tra khách hàng quan trọng này, Airbnb sẽ phải tốn rất nhiều tiền bạc và thời gian để ra mắt một sản phẩm mà khách hàng không mong đợi.

Tương tự, điều quan trọng đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp giai đoạn đầu là phải kiểm tra MVP trước khi bán phiên bản cuối cùng của họ ra thị trường. Và một điều không kém phần quan trọng nữa là những khách hàng thử nghiệm sản phẩm phải đại diện cho chân dung khách hàng mà doanh nghiệp đang hướng đến, vì như vậy sẽ giúp bạn nắm bắt được khách hàng mục tiêu sẽ phản ứng ra sao mới sản phẩm mà mình sản xuất.

Hãy nhớ yêu cầu khách hàng thử nghiệm sản phẩm dành thời gian để phản hồi về những gì mà họ đã trải nghiệm với sản phẩm. Bạn cũng có thể cân nhắc áp dụng một số chương trình ưu đãi đối với những khách hàng đã đưa ra những phản hồi chân thực - Một vài doanh nghiệp khởi nghiệp cung cấp chính sách ưu đãi về giá đối với các sản phẩm của họ trong khi một số khác thậm chí cung cấp sản phẩm miễn phí cho các đối tượng này (đừng quá lo lắng, phản hồi của khách hàng giá trị hơn nhiều so với những tổn thất ngắn hạn trong doanh thu tiêu thụ sản phẩm).

Sau khi thử nghiệm với một nhóm khách hàng nhỏ và phát triển nên sản phẩm phù hợp với thị hiếu của nhóm đối tượng này, bạn có thể tung ra sản phẩm và bắt đầu mở rộng doanh nghiệp.

4. Tuân theo công thức

Nếu bạn là một doanh nghiệp khởi nghiệp đang hoạt động ở giai đoạn đầu, việc thực hiện theo công thức tham chiếu: 2T + 2P = 1/2R là rất đỗi quan trọng. Mặc dù đây không phải là một công thức kinh doanh thần thánh, nhưng nó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc kiểm soát kế hoạch của bạn.

Công thức này cho biết: Việc xây dựng công ty khởi nghiệp sẽ khiến bạn mất gấp đôi thời gian, tiền bạc và giúp bạn thu lại số tiền bằng một nửa so với con số mà bạn đã dự toán.

Công thức này đúng vì một lý do đơn giản: Khách hàng của bạn sẽ luôn đưa ra những quyết định nằm ngoài dự đoán của bạn. Việc áp dụng công thức này sẽ giúp ích trong việc đưa ra các quyết định liên quan đến việc huy động vốn và các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.

5. Tìm kiếm một đội ngũ hoàn hảo

Mặc dù lời khuyên này có vẻ quá hiển nhiên, nhưng tôi không thể nhấn mạnh nó quan trọng với doanh nghiệp đến mức độ nào. Giáo sư Noam Wasserman từ Trường Kinh doanh Harvard đã phát hiện 65% các doanh nghiệp khởi nghiệp có nhiều tiềm năng đã thất bại do những bất đồng xảy ra giữa đội ngũ sáng lập.

Khi thành lập đội ngũ, có hai tiêu chí mà bạn nên cân nhắc. Tiêu chí đầu tiên là lựa chọn hợp tác với những người tương đối thân cận, điều này sẽ giúp bạn thoải mái trong việc bày tỏ suy nghĩ/ý tưởng trước mặt họ mà không làm tổn thương đến cảm xúc của họ.

Trước đây, tôi đã làm việc với startup cùng một đội ngũ có năng lực nhưng họ hoàn toàn là những người xa lạ với tôi. Để tránh xảy ra mâu thuẫn, tất cả chúng tôi đều phạm lỗi vì đã luôn đồng ý với ý tưởng của người khác ngay cả khi chúng có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến công việc. 

Nguyên tắc thứ hai là lựa chọn một nhóm gồm những thành viên sở hữu những thế mạnh khác nhau. Thông thường, các doanh nghiệp khởi nghiệp giai đoạn đầu hoàn thành yếu tố đầu tiên bằng cách lựa chọn làm việc với những cá nhân có cùng chí hướng, thay vì những người sẽ mang lại nhiều nguồn sức mạnh khác nhau cho tập thể.

Về mặt lý thuyết, một đội ngũ lý tưởng nên hội tụ những thành viên sở hữu 3 loại thế mạnh sau đây: một người có khả năng xây dựng, lập trình, một người chuyên về thương hiệu và một nhà phát triển kinh doanh. Nhà xây dựng cần có kinh nghiệm về phát triển phần mềm/phần cứng và nên có khả năng xây dựng MVP cho công ty. Người làm nhãn hiệu tập trung vào tính thẩm mỹ của sản phẩm để khiến nó trở nên hấp dẫn về mặt hình thức, cũng như thực hiện các hoạt động tiếp thị cho doanh nghiệp. Và cuối cùng là nhà phát triển doanh nghiệp sẽ tập trung vào các hoạt động như: bán hàng, vận hành và tài chính.     

Mặc dù cả hai tiêu chí trên đều có thể vô cùng khó thực hiện, nhưng nó sẽ giúp bạn tìm ra được một đội ngũ tuyệt vời giúp bạn có khả năng thành công cao hơn khi làm việc cùng họ.

Một mẹo cuối cùng trước khi bạn bắt đầu: Nhiều nhà khởi nghiệp vẫn còn ngại khi tiếp cận với nhiều chuyên gia khác nhau trong lĩnh vực kinh doanh của họ vì sợ bị đánh cắp ý tưởng. Đừng mắc phải sai lầm này! Rất nhiều người đang sở hữu ý tưởng sản phẩm. Lý do mà họ không thực sự thành lập công ty với những ý tưởng này là do họ thiếu động lực, thời gian và kỹ năng cần thiết để thực hiện điều đó.

Những người mà bạn tiếp cận có thể không hoàn toàn có thời gian và đôi khi thiếu cả kỹ năng, và họ sẽ chẳng mảy may đánh cắp ý tưởng của bạn vì bạn đã có một khởi đầu khá thuận lợi với công ty mình rồi — việc làm này chỉ khiến họ chịu tổn thất mà thôi. Vì vậy, đừng ngại liên hệ để có được sự hỗ trợ, vì tìm kiếm lời khuyên từ các chuyên gia sẽ chỉ giúp ích cho bạn trong quá trình phát triển doanh nghiệp.

Mặc dù tạo dựng một doanh nghiệp ngay từ con số không là một công việc có nhiều thách thức, nhưng những chiến lược trên đây sẽ giúp công ty bạn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, tăng khả năng thành công của cá nhân bạn với tư cách là một doanh nhân!

Theo womenonbusiness.com

Bạn đang đọc bài viết Dự án: 5 chiến lược đã được chứng minh để khởi nghiệp thành công tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Lên đầu trang