Kinh nghiệm
Thứ sáu , 25/02/2022, 00:00

5 chiến lược phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp khởi nghiệp hiệu quả

.

Xây dựng và phát triển thương hiệu là hoạt động vô cùng quan trọng, nếu thành công có thể khẳng định vị trí của doanh nghiệp trên thương trường. Đồng thời, trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, việc xây dựng và phát triển thương hiệu cũng cần bám sát và tận dụng tối đa nền tảng trực tuyến.

Phát triển thương hiệu là gì?

Trước khi tìm hiểu về phát triển thương hiệu, chúng ta cần hiểu thế nào là thương hiệu. Có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm thương hiệu, tuy nhiên, hiểu một cách đơn giản, thương hiệu là khái niệm của người tiêu dùng về sản phẩm thông qua các yếu tố như tên nhà sản xuất được gắn trên mặt, bao bì hàng hóa nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ sản phẩm. Ngoài ra, thương hiệu còn gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất và thường được ủy quyền cho người đại diện.

Vì sao doanh nghiệp cần chú trọng việc phát triển thương hiệu?

Thương hiệu không những là tài sản có giá trị lớn nhất mà còn thực sự đại diện cho doanh nghiệp. Thương hiệu chính là danh tiếng và sự ảnh hưởng của doanh nghiệp đối với khách hàng. Vì vậy việc đảm bảo phát triển thương hiệu đúng đắn là điều vô cùng cần thiết mà các doanh nghiệp cần chú trọng và đầu tư.

- Thương hiệu giúp doanh nghiệp gia tăng giá trị sản phẩm, gia tăng lợi nhuận.

- Xây dựng hình ảnh thương hiệu tốt giúp tạo sự tin tưởng nơi khách hàng.

- Thương hiệu giúp doanh nghiệp tạo sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

- Dễ dàng thu hút sự đầu tư của các đối tác khác trong nước và trên quốc tế.

Những chiến lược phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp hiệu quả

Phát triển thương hiệu không phải là chuyện ngày một ngày hai mà nó cần có quá trình cũng như xây dựng chiến lược phát triển phù hợp. Mời bạn tham khảo 5 chiến lược phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp dưới đây:

Thiết kế website bán hàng và xây dựng các kênh bán hàng trực tiếp

Website bán hàng chuyên nghiệp chính là đại diện của doanh nghiệp trên Internet, đồng thời là công cụ quảng bá hình ảnh doanh nghiệp lan tỏa hơn. Ngoài ra, website còn là công cụ hỗ trợ để doanh nghiệp triển khai các chiến lược phát triển thương hiệu và tiếp cận khách hàng hiệu quả.

Vì vậy, doanh nghiệp cần xây dựng website bán hàng chuyên nghiệp với giao diện thu hút, cung cấp các thông tin hữu ích, sở hữu các tính năng cần thiết và thân thiện với trải nghiệm của người dùng. Kết hợp với website, doanh nghiệp có thể phát triển thêm một số kênh trực tuyến tiềm năng khác như mạng xã hội, forum, diễn đàn, trang rao vặt để lan tỏa thương hiệu của doanh nghiệp mình đến nhiều khách hàng tiềm năng thôi.

Chú trọng thiết kế logo và bộ nhận diện thương hiệu

Logo và bộ nhận diện thương hiệu chính là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến sự phát triển của thương hiệu. Bộ nhận diện thương hiệu sẽ giúp khách hàng đánh giá cao sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp, đồng thời tạo lòng tin về thương hiệu. Một số lưu ý về việc thiết kế logo và sử dụng logo trong bộ nhận diện thương hiệu là:

- Logo thiết kế phải thể hiện được đặc điểm nổi bật của thương hiệu, thông điệp truyền tải và ngành nghề kinh doanh

- Phối hợp các màu sắc, hình ảnh và đường nét của logo sao cho hài hòa, thu hút.

- Logo được sử dụng trong nhiều hoạt động như thiết kế website, thiết kế bao bì, banner quảng cáo, hình ảnh sản phẩm và các tài liệu liên quan khác của doanh nghiệp.

Triển khai chiến lược phát triển thương hiệu truyền thông trực tuyến

Các chiến lược tiếp thị và truyền thông trực tuyến của doanh nghiệp được xem là giải pháp tiếp cận khách hàng và quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp hiện nay. Một số phương thức tiếp thị trực tuyến doanh nghiệp hay áp dụng là Facebook Marketing, Google Adwords, SEO, Email Marketing, SMS Marketing... kết hợp với forum seeding và đăng bài PR giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Tập trung vào chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm vẫn là yếu tố chiến lược hàng đầu nếu doanh nghiệp cần xây dựng và phát triển doanh nghiệp mang lại giá trị lâu dài. Chất lượng sản phẩm tốt giúp tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng, giúp doanh nghiệp tăng thêm các khách hàng tiềm năng mới từ đánh giá của khách hàng cũ. Và nếu khách hàng hài lòng về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp thì chắc chắn họ sẽ giới thiệu đến bạn bè của mình.

Chính sách chăm sóc khách hàng

Song hành cùng chất lượng sản phẩm thì chính sách cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng chính là chiến lược phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp hiệu quả và nhanh chóng.

Một số chính sách của các doanh nghiệp thường gặp là chính sách giá cả, các chương trình khuyến mãi, giảm giá, sự kiện tri ân khách hàng. Ngoài ra, các chính sách này còn bao gồm dịch vụ chăm sóc khách hàng, chính sách vận chuyển, chế độ bảo hành, bảo trì. Những chính sách khách hàng này nếu được thực hiện tốt và làm hài lòng mọi khách hàng thì uy tín của thương hiệu có thể lan tỏa nhanh chóng.

Thương hiệu không chỉ đơn thuần là dấu hiệu giúp nhận biết các thương hiệu mà còn có thể khẳng định uy tín và tạo được sự tin tưởng của khách hàng nơi doanh nghiệp. Chính vì vậy mà doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu lâu dài và hiệu quả.

Casti Hub tổng hợp

Bạn đang đọc bài viết Dự án: 5 chiến lược phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp khởi nghiệp hiệu quả tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Lên đầu trang