Kinh nghiệm
Thứ hai , 14/03/2022, 09:50

5 lý do startup của bạn cần có một luật sư

.

Mỗi startup thường phải đối mặt với nhiều vấn đề về pháp lý và kinh doanh như: lựa chọn một pháp nhân phù hợp, thỏa thuận giữa các cổ đông và nhà sáng lập, lập kế hoạch về thuế, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, hợp đồng lao động, tuân thủ một số điều luật cụ thể và các điều khoản thỏa thuận độc quyền. Nếu không có sự hỗ trợ của luật sư, công ty khởi nghiệp của bạn có thể sẽ không đáp ứng được hầu hết các yêu cầu về pháp lý, dễ dẫn đến thất bại trong kinh doanh.

Tìm được luật sư kinh doanh phù hợp có thể là một thử thách đối với công ty khởi nghiệp, nhất là khi bạn không nhận được lời giới thiệu từ những người có uy tín. Hãy cân nhắc đến việc đọc qua một số bài review trên các trang web uy tín như Yelp, Google, Avvo và LinkedIn, sau đó chọn ra một vài luật sư và tiến hành phỏng vấn họ để chọn ra gương mặt phù hợp nhất cho nhu cầu của doanh nghiệp. Dưới đây là một số thảo luận cho thấy công ty khởi nghiệp của bạn cần có một luật sư.

1. Bảo vệ tài sản trí tuệ

Tài sản trí tuệ của các startup có thể bao gồm: nhãn hiệu, bản quyền và bằng sáng chế. Bảo vệ tài sản trí tuệ ngay từ khi mới thành lập doanh nghiệp sẽ giúp bạn ngăn chặn các đối tượng khác sử dụng và trục lợi từ chính tài sản của mình. Bạn có thể tìm kiếm sự bảo vệ cho các phát minh, tên doanh nghiệp, logo và phần mềm của công ty. Startup của bạn sẽ yêu cầu một số dịch vụ từ các vị luật sư kinh doanh có danh tiếng để xây dựng chiến lược bảo vệ và quản lý tài sản trí tuệ một cách hiệu quả, ngăn chặn mọi hệ lụy về pháp lý hoặc tài chính mà công ty có thể gặp phải.

2. Nhận diện khả năng của các rủi ro về pháp lý

Một luật sư khởi nghiệp giàu kinh nghiệm có thể nhận diện khả năng xảy ra các vấn đề liên quan đến pháp lý mà doanh nghiệp bạn có thể sẽ phải đối mặt và giúp bạn có sự chuẩn bị thích hợp khi thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo những vấn đề này không có khả năng khiến doanh nghiệp bạn gặp phải rủi ro. Để đảm bảo giảm thiểu rủi ro, luật sư của bạn có thể giúp dự phòng một số rủi ro một cách hợp lý như: các điều khoản bồi thường thích hợp theo hợp đồng, kiểm tra tất cả các hợp đồng trước khi chúng được ký và đưa ra lời khuyên về cách ứng xử với nhân viên hoặc các quyết định về tuyển dụng. Họ cũng có thể hỗ trợ thành lập các tổ chức kinh doanh độc lập để bảo vệ bạn khi công ty của bạn lâm vào cảnh nợ nần hoặc vướng vào các vụ kiện cáo.

3. Điều hướng thuế

Các vấn đề về thuế thường gây khó khăn và vô cùng phức tạp đối với hầu hết các startup, có rất nhiều loại thuế khác nhau tùy thuộc vào loại hình kinh doanh của doanh nghiệp mà bạn bắt buộc phải tuân thủ. Luật sư khởi nghiệp có thể giúp bạn đưa ra lời khuyên để tránh được những những rắc rối liên quan đến thuế trong tương lai nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ đúng luật. Họ cũng có thể giúp bạn xác định được các khoản tín dụng thuế và cả những khoản khấu trừ để có thể tiết kiệm được một khoản chi phí nhất định cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

4. Soạn thảo hồ sơ pháp lý

Soạn thảo luật là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng của luật sư khởi nghiệp. Startup của bạn sẽ cần một vị luật sư phù hợp để soạn thảo các hợp đồng pháp lý đảm bảo tuân thủ với những quy định của ngành nghề có liên quan. Một vài văn bản pháp lý mà một vị luật sư có thể soạn thảo cho startup của bạn là: các thỏa thuận, hợp đồng lao động, chính sách bảo mật, hợp đồng SaaS và các loại hợp đồng dịch vụ khác. Luật sư khởi nghiệp có thể đưa ra hướng dẫn cho thuê thương mại và các quyền chọn cổ phiếu của nhân viên. Họ cũng có thể giúp bạn kiểm tra hợp đồng để đảm bảo không bị kẻ khác lợi dụng hoặc giúp bạn tránh khỏi một số trường hợp bạn không nhận thức được bản thân đã đồng ý theo các thỏa thuận hợp đồng.

5. Lựa chọn thực thể kinh doanh

Luật sư có thể giúp bạn quyết định mô hình sở hữu lý tưởng cho startup của bạn, tùy thuộc vào loại hình kinh doanh, nguồn tài chính và số lượng chủ sở hữu doanh nghiệp. Thực thể kinh doanh có thể là hộ kinh doanh cá thể, tập đoàn, công ty trách nhiệm hữu hạnh hoặc đối tác kinh doanh. Mặc dù một số doanh nhân sẽ tự mình lựa chọn thực thể kinh doanh cho doanh nghiệp, nhưng luật sư khởi nghiệp sẽ có thể giúp bạn lựa chọn được đâu là mô hình phù hợp nhất tùy thuộc vào trách nhiệm pháp lý, thuế, mức độ quan tâm về quyền sở hữu, v.v…

Lời kết

Thuê luật sư ngay từ khi bắt đầu khởi nghiệp có thể giúp doanh nghiệp đạt được thành công và phát triển một cách thuận lợi. Vì vậy, hãy cân nhắc đến việc thuê luật sư cho doanh nghiệp bạn.

Theo Startup-Buzz Team

startup-buzz.com

Bạn đang đọc bài viết Dự án: 5 lý do startup của bạn cần có một luật sư tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Lên đầu trang