Kinh nghiệm
Thứ sáu , 22/10/2021, 09:00

5 Mẹo để khởi nghiệp thành công (Phần 1)

.

Những thay đổi lớn trong năm 2020 đã làm khơi dậy sự bùng nổ trong hoạt động khởi nghiệp. Đại dịch khiến nhiều người lao động rơi vào tình cảnh mất việc, nhưng cũng do thất nghiệp, họ cuối cùng đã có thời gian để thực hiện ý tưởng kinh doanh của mình. Một số khác đã nhận ra rằng làm việc cho một ai đó khác không còn là công việc dành cho họ nữa. Bất kể động lực là gì, khởi nghiệp đòi hỏi bạn phải có niềm tin đủ mạnh nhưng vẫn nên có kế hoạch cẩn thận, kỹ càng.

Nếu bạn là một trong số những cá nhân được truyền cảm hứng để khởi động một dự án kinh doanh mới, thì xin chúc mừng! Bạn đang thuộc nhóm những người đặc biệt luôn nỗ lực để đạt được ước mơ của chính mình. Mặc dù các doanh nghiệp thường được xây dựng dựa trên những giấc mơ của nhà sáng lập, nhưng quá trình hiện thực hóa giấc mơ đó mới quyết định sự thành công hay thất bại của một công ty khởi nghiệp. Trước khi quyết định mua các tên miền cho trang web và cập nhật hồ sơ LinkedIn của mình, hãy cân nhắc đến 05 mẹo dưới đây để bắt đầu khởi nghiệp theo đúng định hướng.

1. Thấu hiểu nỗi đau khách hàng và cách để giúp họ giải quyết những nỗi đau đó

Rất có thể, động lực để bạn bắt đầu một công ty khởi nghiệp xuất phát từ kinh nghiệm cá nhân hoặc kiến thức chuyên môn của mình. Ở đâu đó trong cuộc hành trình của mình, bạn có thể đã phải thốt lên những lời rằng: “Tôi có thể làm điều đó tốt hơn.” Có lẽ nền tảng kiến thức độc đáo của bạn cho phép bạn cung cấp cho khách hàng của mình một điều gì đó mà những người khác không có khả năng thực hiện.

Giải quyết vấn đề là một nội dung không thể thiếu trong quá trình hoạt động kinh doanh. Hãy cân nhắc đến những kỹ năng hoặc cách tiếp cận độc đáo của mình để giải quyết vấn đề cho các khách hàng lý tưởng của bạn một cách có chủ đích và cố gắng liệt kê những nỗi đau mà khách hàng lý tưởng của bạn có thể sẽ gặp phải

Ví dụ, nếu đang cân nhắc đến việc thành lập doanh nghiệp tư vấn về an ninh mạng, hãy chỉ ra đâu là dịch vụ doanh nghiệp bạn cung cấp mà các doanh nghiệp khác trên thị trường không có. Liệt kê những vấn đề có thể gặp phải và cách mà bạn sẽ giải quyết chúng cho đến khi phát triển thành dịch vụ hoàn chỉnh, ổn định.

2. Sở hữu những công cụ đúng đắn ngay từ đầu

Bạn đã từng ghé qua một nhà hàng mới, chỉ để nhận lại thông báo rằng món ăn đặc trưng của họ đã được bán hết? Sẽ ra sao nếu bạn không thể thực hiện được giao dịch trên website do hạn chế về phương thức thanh toán? Trải nghiệm khách hàng đầu tiên của bạn có thể làm hỏng tất cả nhận định tốt đẹp về một công ty ngay khi vừa bước chân ra khỏi cổng. Và những nhận xét không mấy tích cực có thể được bạn chia sẻ lại với bạn bè, người quen hoặc lan truyền cả trên các trang mạng xã hội.

Hãy tránh để doanh nghiệp rơi vào trường hợp như vậy và đảm bảo bạn sở hữu những công cụ cần thiết ngay từ những ngày đầu tiên. Đừng ngại tốn kém khi đầu tư vào những ứng dụng công nghệ phù hợp. Thông thường, xuất phát điểm tốt nhất là bắt đầu với những khả năng mà bạn có để kết nối và phân tích hồ sơ khách hàng cũng như hành vi mua sắm của họ. Ví dụ như giải pháp dành cho doanh nghiệp nhỏ Plume WorkPass, nền tảng này giúp bạn thu thập được insight khách hàng và dữ liệu tiếp thị mạnh mẽ giúp đưa doanh nghiệp đi đến thành công.

3. Nhận thức được khả năng cạnh tranh và xác định đâu là điều khiến bạn trở nên vượt trội hơn

Bạn có lý do để bắt đầu công việc kinh doanh của chính mình, lý do đó có thể xuất phát từ suy nghĩ bạn có thế mạnh hơn so với những đối thủ cạnh tranh khác. Hãy dành thời gian để xem xét, đánh giá các đối thủ tiềm năng bằng cách sử dụng những công phụ phân tích đối thủ cạnh tranh như Semrush và SimilarWeb. Sau đó, chỉ ra đâu là điều khiến doanh nghiệp bạn nổi trội hơn so với những doanh nghiệp còn lại.

Lưu ý về giá cả, dịch vụ và chất lượng dịch vụ mà đối thủ cạnh tranh của bạn cung cấp, cũng như trải nghiệm khách hàng của họ. Ngày nay, có rất nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tương tự nhau. Vậy nên những chi tiết trên có thể giúp họ trở nên khác biệt.

Khi đã có được những thông tin này, hãy tham khảo ý kiến từ những thành viên trong gia đình và bạn bè của bạn, đồng thời để họ trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp. Mặc dù nhóm đối tượng này không đại diện cho hình mẫu khách hàng lý tưởng của bạn, nhưng họ sẽ mang lại những lời góp ý chân thật, có ý nghĩa cho doanh nghiệp bạn. Vì vậy, hãy sẵn lòng đón nhận những lời phê bình mang tính xây dựng và ghi nhận những gì mà họ đóng góp. Nếu có những cải tiến mang tính khả thi, hãy thực hiện ngay trước khi bạn ra mắt doanh nghiệp. Với thông tin ấy, bạn có thể dễ dàng xác định được đề xuất giá trị cho doanh nghiệp mình.

(còn tiếp)

Theo swiftheadline.com

Bạn đang đọc bài viết Dự án: 5 Mẹo để khởi nghiệp thành công (Phần 1) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Lên đầu trang