Kinh nghiệm
Thứ hai , 01/11/2021, 16:00

Để vượt qua những thử thách thường gặp trong kinh doanh (Phần 1)

.

Doanh nhân khởi nghiệp là một sản phẩm của chính ý tưởng sáng tạo của họ. Sự đổi mới, sáng tạo và những cá tính riêng mà họ sở hữu đã đóng góp đáng kể vào sự thành công trong quá trình hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, để duy trì được điều này lại là một thử thách lớn. Theo thời gian, tầm nhìn sáng tạo của doanh nhân có thể gặp hạn chế dưới sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Một số trường hợp khác, nếu doanh nhân kinh doanh thất bại hoặc trải qua một loạt các sự kiện không may, họ sẽ có xu hướng nghĩ đến việc từ bỏ.

Khởi nghiệp từ con số 0 là một việc chẳng mấy dễ dàng khi rào cản và thử thách là những yếu tố không thể thiếu trong suốt chặng đường hoạt động. Có đôi lúc bạn sẽ cảm thấy những việc mình làm là chưa đủ, đôi khi lại cảm thấy mình đã làm việc quá sức. Sẽ rất khó để tập trung hoàn toàn vào công việc khi bạn cứ mải đấu tranh trong tư tưởng của mình như vậy.

Hiểu được việc kinh doanh thường đi liền với thử thách là một điều hữu ích, mỗi người chủ doanh nghiệp đều phải trải qua quá trình này để tiến tới thành lập một doanh nghiệp hoàn chỉnh. Bạn cũng không ngoại lệ. Tất cả những gì bạn cần có là sự hướng dẫn đầy đủ để có thể triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao hơn. Dưới đây là một vài cách có thể giúp bạn vượt qua những thử thách thường gặp trong quá trình khởi nghiệp kinh doanh:

1. Làm việc dựa trên trình độ học vấn

Trình độ học vấn sẽ giúp bạn xác định những chi tiết tốt hơn trong kế hoạch kinh doanh của chính mình. Khi cố gắng đưa ra ý tưởng, bạn cần xác định được tính khả thi của nó. Bạn cũng có thể đề xuất ý tưởng kinh doanh bất kỳ lúc nào mà không lo bị hạn chế, kìm hãm. Nếu có bằng cử nhân, hãy cân nhắc tiếp tục theo học chương trình MBA trực tuyến của AACSB để phát triển bản thân.

Thiếu trình độ giáo dục có thể khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý các vấn đề về logistic của doanh nghiệp, nhưng đây cũng là lúc các khóa học trực tuyến phát huy hiệu quả và trở thành vị cứu tinh đối với nhiều người. Hơn thế nữa, với trình độ học vấn cao hơn, bạn có thể tìm ra giải pháp cho hầu hết những vấn đề mà mình đang gặp phải, bao gồm những ưu tiên mà doanh nghiệp cần cũng như cách để biến ý tưởng thành hiện thực.

2. Xây dựng mạng lưới

Xây dựng mạng lưới là tìm kiếm những người hoặc công ty để cùng chia sẻ thị trường ngách với bạn và hỗ trợ bạn trong quá trình hoạt động kinh doanh. Bạn có thể gặp gỡ những vị chuyên gia này ở một số dịp nhất định, nhưng thông thường, họ sẽ tham gia vào hầu hết những sự kiện về kinh doanh. Đây có thể là các sự kiện xã hội hoặc sự kiện có liên quan đến công việc. Với tư cách là một doanh nhân, công việc của bạn là tiếp cận đến các chuyên gia này và tìm cách để hợp tác với họ.

Khi đã xây dựng được mạng lưới, bạn cần cho phép doanh nghiệp mình hiển thị nhiều hơn và dễ dàng tiếp cận hơn. Từ đó có thể khai thác được cơ sở khách hàng rộng hơn và bán sản phẩm cho khách hàng ở cấp độ đại trà. Tuy nhiên, khả năng hiển thị thương hiệu lại là một trong những thử thách hàng đầu đối với nhiều doanh nghiệp. Hoạt động tiếp thị ở thế kỷ 21 là cách bạn tự thể hiện bản thân tốt như thế nào. Nếu không có kinh nghiệm từ trước, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc mua sản phẩm và quảng bá thương hiệu của chính mình.

3. Thuê đội ngũ nhân viên giỏi và tôn trọng họ

Điều gì khiến bất kỳ nhân viên nào đều trở nên phù hợp với doanh nghiệp bạn? Có nhiều yếu tố chi phối về những gì được mọi người cho là tốt. Ở cấp độ cá nhân, với bạn, điều tốt là những gì giúp mang lại lợi ích cho doanh nghiệp bạn. Nếu đang làm việc trong một ngành dựa trên kỹ năng, bạn cần tuyển những người có đủ những kỹ năng mà mình cần có. Nếu doanh nghiệp hoạt động về bán hàng và sản xuất sản phẩm cho các dpanh nghiệp lớn, bạn cần tuyển những người có thế mạnh về thuyết trình. Vì vậy, hãy xác định đâu là mục đích cốt lõi của doanh nghiệp và phân loại xem đâu là nhân viên mà bạn cần tuyển dụng.

Mỗi doanh nghiệp thường có nhiều phòng ban; hãy xác định cách mà bạn sẽ lấp đầy các vị trí trống ở mỗi phòng ban và bắt đầu với việc tuyển dụng nhân sự. Có thể bạn sẽ muốn thiết lập một số quy tắc cơ bản cho chính mình, bao gồm cả cơ sở cho việc bạn loại bỏ những ứng cử viên không phù hợp. Hãy tuyển dụng nhân viên mới dựa trên cơ cấu tuyển dụng mà bạn đã hình thành. Khi cơ sở nhân viên đã hoàn thiện, hãy đảm bảo rằng bạn sẽ thông tin đầy đủ về quyền lợi mà các nhân viên của mình có được. Đội ngũ nhân viên chính là cột sống của cả đơn vị, nếu bạn chăm sóc họ đầy đủ, doanh nghiệp sẽ tồn tại và phát triển vững vàng.

(còn tiếp)

Theo Pearson

womenonbusiness.com

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Để vượt qua những thử thách thường gặp trong kinh doanh (Phần 1) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Lên đầu trang