Kinh nghiệm
Thứ ba , 02/11/2021, 09:09

Để vượt qua những thử thách thường gặp trong kinh doanh (Phần 2)

.

(Tiếp theo) Dưới đây là một vài cách có thể giúp bạn vượt qua những thử thách thường gặp trong quá trình khởi nghiệp kinh doanh:

4. Học cách tiếp nhận phê bình

Chúng ta thường cảm thấy hài lòng với những lời nhận xét tích cực, nhưng cũng đừng quên học cách đón nhận cả những lời phê bình. Mục đích của các bài review từ khách hàng không phải để khiến bạn cảm thấy xấu hổ mà để chỉ ra rằng đâu là điều mà thương hiệu bạn còn đang thiếu sót. Trong quá trình sản xuất sản phẩm, bạn có thể đã bỏ lỡ một số chi tiết quan trọng có thể khiến người dùng quay lưng. Những chi tiết này có thể là loại nguyên liệu bạn đã sử dụng, tình trạng bao bì và cả giá thành sản phẩm.

Điều này cũng sẽ giúp bạn có cơ hội được thảo luận thường xuyên hơn với nhân viên về những lời phê bình của khách hàng để cùng họ tìm ra giải pháp. Thời điểm duy nhất mà bạn cần quan tâm là khi những chỉ trích chiếm ưu thế hơn so với những phản hồi tích cực. Vì nó cho thấy định hướng và chiến lược của doanh nghiệp bạn đang gặp thiếu sót vô cùng trầm trọng. Nếu muốn đưa doanh nghiệp phát triển lên một tầm cao mới, bạn cần phải lắng nghe những lời phê bình này.

5. Quan tâm đến các xu hướng trên thị trường

Xu hướng giúp bạn xác định xem mình sẽ kinh doanh mặt hàng nào trên thị trường, giúp bạn hiểu thêm về những gì người tiêu dùng đang tìm kiếm. Ngay cả khi bạn hào hứng giới thiệu sản phẩm do chính mình nghĩ ra, sản phẩm đó bắt buộc phải phù hợp với các xu hướng đang thịnh hành. Hầu hết mọi người đều có thói quen mua những sản phẩm mà nhiều người khác đang mua. Logic này cũng tương tự như khi xem một bộ phim hoặc chương trình truyền hình.

Một sản phẩm mới có thể sẽ tốt hơn đôi chút, nhưng lợi nhuận mà bạn thu về sẽ không đủ để cạnh tranh với những sản phẩm chính thống trên thị trường. Việc tạo ra sản phẩm mới cần đến số vốn vô cùng lớn, chưa kể bạn còn phải chi tiêu một khoản tiền không nhỏ cho việc tiếp thị sản phẩm. Nếu đầu tư vào một sản phẩm hoàn toàn mới và không có tính phổ biến, bạn sẽ phải đối mặt với khá nhiều rủi ro.

Đối với doanh nghiệp mới, hãy dành thời gian để tạo tên thương hiệu cho chính mình. Còn nếu bạn là doanh nghiệp đã hoạt động, hãy theo sát xu thế và mang những sản phẩm mới ra thị trường. Việc làm này sẽ đạt hiệu quả khi bạn phát triển và tuân theo đúng chiến lược.

6. Sử dụng công nghệ mới nhất

Công nghệ sẽ là một tài sản đáng giá nếu bạn biết cách sử dụng chúng. Để hình thành và phát triển doanh nghiệp, điều quan trọng là bạn phải biết tận dụng thế mạnh của công nghệ để tiến về phía trước. Những phương pháp kinh doanh thông thường đã không còn phù hợp. Bạn không thể tiếp tục sử dụng những cách thức lỗi thời và trông đợi sẽ đạt được kết quả mới.

Một vài công cụ về công nghệ đang xuất hiện trên thị trường gồm có: trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế tăng cường và điện toán đám mây. Nếu bạn vẫn còn xa lạ với những nội dung này, hãy học cách làm quen với chúng càng nhanh càng tốt.

Công nghệ sẽ ngày càng giữ vai trò quan trọng hơn, nếu bạn không nhanh chóng bắt kịp, doanh nghiệp của bạn có thể sẽ trở thành một thực thể của quá khứ. Ví dụ, các doanh nghiệp không kinh doanh theo hình thức trực tuyến trong thời gian xảy ra đại dịch 2019 sẽ gặp khó khăn trong việc giữ chân khách hàng. Như vậy, sự thiếu linh hoạt của những doanh nghiệp này đã trở thành nguyên nhân dẫn đến kinh doanh thua lỗ, thậm chí buộc họ phải đóng cửa.

7. Tự giải quyết một phần công việc của mình

Sở hữu một công ty không đồng nghĩa với việc bạn có thể bỏ mặc không quan tâm đến những gì mà công ty đang triển khai. Mặc dù các công việc được phân chia cho những phòng ban khác nhau, nhưng bạn vẫn phải tự giải quyết một số nhiệm vụ riêng của mình. Bạn có thể tổ chức các cuộc họp, xem xét các đề xuất và thậm chí phải cập nhật liên tục tiến độ hoạt động của công ty.

Hãy đặt mình vào vị trí của đội ngũ quản lý và tin tưởng vào phán đoán của họ. Quản lý doanh nghiệp không có nghĩa là bạn quản lý vi mô mọi khía cạnh của công ty, mà nó nằm ở mức độ cập nhật, nắm thông tin về hiệu suất kinh doanh. Nếu cảm thấy công ty đang gặp khó khăn, bạn có thể kết nối mạng lưới để nhận được hỗ trợ và tìm lại sự cân bằng cho chính mình.

Tóm lại

Ở vai trò của một doanh nhân, thách thức lớn nhất mà bạn phải đối mặt là duy trì sự phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng giống như một hệ thống các bánh răng, các bánh răng hoạt động cùng lúc thúc đẩy sự vận hành của doanh nghiệp.  Hầu như mọi doanh nhân đều trải qua những giai đoạn mà bạn đang trải qua. Nếu họ có thể khắc phục được những tình huống rối rắm xảy ra trong quá trình vận hành doanh nghiệp, tin chắc rằng bạn cũng vậy.

Quá trình giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn diễn ra chậm rãi, nhưng chung quy vẫn có thể thực hiện được. Bắt đầu với việc quan tâm đến hoạt động của công ty và xác định đâu là giá trị cốt lõi mà mình đang hướng tới. Khi biết được đâu là mục đích của doanh nghiệp, bạn sẽ biết được mình đang cần gì. Và khi thực hiện tất cả những giải pháp trên, bạn sẽ thấy doanh nghiệp khởi sắc trở lại.

Theo Pearson

womenonbusiness.com

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Để vượt qua những thử thách thường gặp trong kinh doanh (Phần 2) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Lên đầu trang