Kinh nghiệm
Thứ hai , 18/11/2019, 14:30

Đừng Bao Giờ Làm 3 Điều Này Khi Chọn Mentor Cho Mình!

.

Mentoring là gì?

Mentoring (cố vấn) đại diện cho một mối quan hệ mang tính phát triển, trong đó, mentor (người cố vấn) giám sát và hỗ trợ sự phát triển công việc kinh doanh/sự nghiệp của mentee (người được cố vấn) thông qua các hoạt động hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ tâm lý, bảo vệ và đồng thời nâng đỡ hoặc đỡ đầu.

Mentoring liên quan đến việc hỗ trợ một người nào đó phát triển về mặt sự nghiệp và cá nhân. Mentor và mentee đạt được điều này qua việc xây dựng và duy trì mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau.

Mentoring khác gì với coaching (huấn luyện)?

Huấn luyện là nhằm đạt được kỹ năng hay kiến thức nhất định. Cá nhân làm việc với chuyên gia huấn luyện để đảm bảo họ có được kỹ năng hoặc kiến thức cụ thể. Trọng tâm chính là công việc mang tính chuyên nghiệp, không phải cá nhân. Trong nhiều chừng mực, huấn luyện viên cũng giống như vai trò người giáo viên.

Ví dụ: người chủ doanh nghiệp thuê chuyên gia huấn luyện cho mình và nhóm nhân sự nòng cốt cách thức áp dụng quy trình bán hàng vào doanh nghiệp của mình. Khi kết thúc quá trình huấn luyện, chủ doanh nghiệp và nhóm nhân sự của mình biết cách tự mình vận hành quy trình bán hàng mà không cần sự hướng dẫn, hỗ trợ, cầm tay chỉ việc của chuyên gia này nữa.

Tóm lại, cố vấn tập trung vào phát triển cá nhân, huấn luyện tập trung vào phát triển kỹ năng.

Mentoring được ứng dụng trong các bối cảnh nào?

Mentoring hiện diện dưới nhiều hình thức trong cuộc sống chúng ta. Giáo sư cố vấn sinh viên về định hướng nghề nghiệp. Quản lý cấp cao cố vấn nhân sự mới làm quen văn hóa doanh nghiệp. Nhà khởi nghiệp kỳ cựu cố vấn các sáng lập viên trẻ tuổi về cuộc sống sẽ thay đổi thế nào khi bước vào con đường khởi nghiệp,…

Ở đây, chúng ta sẽ nhìn vào vì sao mentor & mentee lại cần nhau trong môi trường kinh doanh.

Chúng ta sẽ không nhìn đơn thuần vào lợi ích mentoring đem lại. Thay vào đó chúng ta nhìn vào “nỗi đau” trong hành trình kinh doanh của cả hai bên mà cả hai gặp phải và mentoring sẽ khỏa lấp “nỗi đau” này ra sao.

Mentor trong môi trường kinh doanh thường là những người chủ, sáng lập viên hoặc điều hành trực tiếp doanh nghiệp. Đây là những người đi trước, có nhiều trải nghiệm và chuyên môn. Nếu có dịp chuyện trò với họ, chúng ta sẽ nhận ra điểm chung. Đó là tuy từng trải, nhưng họ vẫn phải đối diện những nỗi đau, thách thức thường trực như môi trường thay đổi nhanh và phức tạp, làm thế nào để luôn đổi mới bản thân; Bất luận quy mô doanh nghiệp, quản lý con người là khó nhất; Lãnh đạo không đơn giản chỉ là quyền hành và lương thưởng, giao đúng việc đúng người

Trong quá trình mentoring, mentee sẽ không đem lại cho mentor danh vọng, nhưng sẽ đem lại các cách nhìn khác, khác với những gì mentor từng quen thuộc. Những góc nhìn khác nhau sẽ giữ cho mentor luôn sát với thực tế và suy nghĩ luôn cởi mở. Mentee không có ràng buộc hay nghĩa vụ gì với mentor, nhưng nếu mentor có thể tác động hay ảnh hưởng tích cực đến mentee mà không cần gây áp lực hay áp đặt thì đó đúng là tầm cao mới của sự lãnh đạo.

Còn mentee thì sao, họ thường là ai và có những nỗi đau nào? Mentee là những người đi sau, chưa có nhiều trải nghiệm. Họ mới dấn thân vào con đường kinh doanh. Họ là những nhà khởi nghiệp, lãnh đạo doanh nghiệp trẻ.

Lựa chọn Mentor phù hợp luôn là điều làm các Mentee đắn đo suy nghĩ. Làm thế nào để biết được rằng Mentor đó phù hợp với bạn khi bạn chưa được tiếp xúc nhiều với mentor.

Sau đây là một số lời khuyên khi chọn Mentor:

  1. Đừng bao giờ chọn mentor chỉ để giúp giải quyết vấn đề cụ thể trong công việc kinh doanh của mentee.

Mentor không phải nhà tư vấn (consultant), không phải huấn luyện viên (coach). Mentor không có quyền lợi tài chính trong công việc kinh doanh của mentee. Mentee làm ăn có lãi, mentee cũng không chia cổ tức, tiền thưởng cho mentor. Mentee làm ăn thua lỗ, mentor cũng không có nghĩa vụ “giải cứu”.

Đừng đưa lí do mang tính “ngoại giao”, tôi muốn học hỏi thêm về kiến thức trong lĩnh vực nhân sự … từ mentor; nhưng thật chất đằng sau, tôi muốn mentor chỉ cách áp dụng kiến thức đó để giải quyết vấn đề kinh doanh cá nhân.

Sai kỳ vọng, thực tế sẽ không như mong đợi. Hãy nhớ: không ai thích mình bị lợi dụng!

  1. Đừng chọn mentor có tính cách giống hệt mentee.

Nét đẹp của mentoring đó là cặp mentor & mentee có thể mở mang tầm nhìn của nhau, bổ trợ cho nhau, hoàn thiện nhau. Chọn người có tính cách giống mình thường bắt nguồn từ 2 khả năng: (1) Kiếm người có trọng lượng ủng hộ quyết định của mình, (2) kiếm người nâng cái “tôi” của mình lên. 2 khả năng này đều dẫn đến thảm họa.

  1. Đùng đặt quá nhiều áp lực thành/bại của cả quá trình 12 tháng mentoring vào buổi Matching Day để chọn mentor.

Các quy trình, cách thức chuẩn bị trong chương trình SME Mentoring nhằm đơn thuần tạo ra nền tảng để mentee & mentor đến với nhau một cách có bài bản. Qua đó, tăng xác suất thành công trong việc có được mentor phù hợp cho riêng mình. Nhưng tất cả đó chỉ là bước đầu.

Quá trình 12 tháng còn đó những cột mốc quan trọng: 3 tháng đầu tiên, sau 6 tháng, 3 tháng cuối cùng, … Trên hết, làm thế nào để duy trì mối quan hệ với mentor sau 12 tháng?

Hãy chịu khó kiên nhẫn, đầu tư chu đáo cho “từng lần” gặp mentor. Bất cứ cái gì trên đời mà hay ho, đẹp đẽ cũng cần thời gian! Mentoring cũng giống như vậy!

Tổng hợp (Quỳnh Như)

 

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Đừng Bao Giờ Làm 3 Điều Này Khi Chọn Mentor Cho Mình! tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Lên đầu trang