Kinh nghiệm
Thứ bảy , 26/02/2022, 00:00

Kiến thức startup: Giá vốn hàng bán là gì? Bao gồm những gì?

.

Giá vốn hàng bán là yếu tố  bạn cần quản lý và tính toán chính xác khi kinh doanh. Trường hợp sai sót trong việc tính toán giá vốn bán hàng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể, giá vốn hàng bán là gì? Nó bao gồm những yếu tố gì? Và cách tính ra sao? Tất cả những thông tin trên sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây nhé.

Giá vốn hàng bán là gì? Tầm quan trọng

Giá vốn hàng bán có thể hiểu là tất cả các chi phí liên quan để tạo ra sản phẩm và bán ra thị trường. Nó sẽ liên quan đến các khoản giá vốn hàng xuất kho, chi phí bán hàng cũng như các chi phí quản lý doanh nghiệp. 

Các giá vốn hàng bán sẽ giúp bán tính toán được lãi lỗ, giá trị hàng tồn kho dễ dàng, chuẩn xác hơn. Ngoài ra, bạn có thể tính được tỷ suất lợi nhuận gộp và phân tích tỷ lệ phần trăm doanh thu. Bởi tổng doanh thu trừ đi giá vốn hàng bán sẽ ra tỷ suất lợi nhuận gộp của công ty.

Giá vốn hàng bán bao gồm những gì?

2 hình thức doanh nghiệp phổ biến nhất là doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất. Giá vốn hàng bán giữa 2 loại hình doanh nghiệp này sẽ khác nhau về một số yếu tố.

Doanh nghiệp thương mại

Chi phí mua hàng: Chi phí mua lại và nhập hàng từ các nhà sản xuất

Chi phí vận chuyển: Chi phí vận chuyển hàng hóa từ khi nhập kho của doanh nghiệp cho đến khi chuyển đến nơi bán. 

Chi phí kho: Chi phí xây dựng hoặc thuê kho bãi để nhập hàng hóa về cho doanh nghiệp và bảo quản hàng tồn kho.

Chi phí bảo hiểm: Loại chi phí bảo hiểm hàng hóa trong quá trình vận chuyển cho khách hàng.

Thuế: Thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng nhập từ nước ngoài và thuế VAT.

Doanh nghiệp sản xuất

Chi phí thuê nhân viên: Chi phí thuê nhân công, chi phí phụ cấp tiền ăn và các hoạt động sinh hoạt khác cho nhân viên sản xuất.

Chi phí nhập vật liệu: Các thành phần doanh nghiệp cần nhập liệu để sản xuất ra hàng hóa, sản phẩm.

Chi phí đầu tư máy móc: Các loại công cụ, máy móc, trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất cho doanh nghiệp.

Chi phí sản xuất: Chi phí vận hành của các hoạt động sản xuất như chi trả tiền điện, nước, sửa chữa hoặc bảo hành nếu có vấn đề.

Cách tính giá vốn hàng bán cho doanh nghiệp

Giá vốn hàng bán hiện tại đang được tính theo 3 cách phổ biến là nhập trước xuất sau, nhập sau xuất trước và tính toán giá vốn bình quân trung bình.

Cách tính nhập trước xuất sau

Áp dụng: Công thức này phù hợp với các mặt hàng có hạn sử dụng hoặc các cửa hàng điện máy, máy tính, điện thoại.

Mô tả: Khi các mặt hàng tăng giá thì kết quả được tính ra từ phương pháp này sẽ thấp hơn. Nếu có lạm phát xảy ra, cách tính này sẽ tăng thêm thu nhập ròng, giúp mức đóng thuế thu nhập sẽ cao hơn bình thường.

Cách tính nhập sau xuất trước

Công thức xuất trước nhập sau hiện chỉ còn Mỹ và Nhật áp dụng để tính toán giá vốn hàng bán. Hạn chế còn tồn tại của phương pháp tính này là mức định giá hàng tồn không tạo được sự tin cậy, uy tín nếu hàng tồn kho bị lỗi thời.

Tính giá vốn hàng bán bình quân trung bình

Đây là phương thức tính giá vốn bán hàng được sử dụng nhiều nhất hiện nay, còn có tên gọi khác là Bình Quân liên hoàn, Bình quân Di động...

Công thức tính: MAC = (A + B)/C. Trong đó:

- MAC là giá vốn của các sản phẩm được tính toán theo mức bình quân ở thời điểm tức thời.

- A là giá trị kho trước nhập ở hiện tại. A được tính theo công thức số tồn kho trước nhập x giá MAC trước nhập

- B là giá trị kho được nhập mới. B được tính là Hàng tồn kho nhập mới x giá nhập kho đã được phân bố theo chi phí.

- C là tổng hàng tồn kho, được tính là hàng tồn trước khi nhập + hàng tồn sau khi nhập.

Giá vốn hàng bán bị sai sót thì việc tính lãi gộp sẽ bị ảnh hưởng và không còn chính xác nữa. Mà chắc chắn nếu như vậy, hoạt động kinh doanh cũng như doanh thu của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng. Một trong những mấu chốt quan trọng ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán là quản lý chi tiết, chính xác hàng tồn kho.

Casti Hub tổng hợp

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Kiến thức startup: Giá vốn hàng bán là gì? Bao gồm những gì? tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Lên đầu trang