Kinh nghiệm
Thứ ba , 14/05/2019, 14:02

Khởi nghiệp kinh doanh thì dễ, nhưng trụ lại được mới khó

Một doanh nhân khởi nghiệp thành công sẽ đạt được cả bốn yếu tố: Tiền – Quyền – Danh – Tâm. Đó cũng là bốn tử huyệt mà con người hằng mơ ước, nó tồn tại mãi mãi ở mọi nơi trên trái đất này

Hãy đọc thật kỹ 4 đề mục la mã trong bài viết này, bạn sẽ nhìn thấy được một quy trình toàn cảnh về Khởi Nghiệp Kinh Doanh. Đừng bao giờ khởi sự nếu bạn chưa đọc được 4 trụ cột này.

Cuối cùng, hãy chia sẻ bài viết lên facebook để lưu lại những lưu ý này khi khởi nghiệp kinh doanh vì chắc chắn rằng, nó sẽ là một kim chỉ nam trên con đường khởi sự của bạn.

Đặt vấn đề với những bạn trẻ đang có ý định khởi nghiệp: Khởi nghiệp kinh doanh rất dễ nhưng trụ lại được là chuyện khác. Lý do rất đơn giản là bởi vì, cũng giống như bạn giăng buồm ra khơi. Ra càng xa thì bạn càng gặp nhiều sóng lớn, thậm chí cả thủy quái dưới đại dương. Đương nhiên là khi mới bắt đầu, bạn cũng phải đối chọi với một chiếc thuyền bé nhỏ, thiếu người, thiếu lương thực…

Ở đây, chúng tôi muốn đưa cho bạn hai trụ cột của vấn đề. Đó là: KHỞI NGHIỆP RẤT DỄ và TRỤ LẠI ĐƯỢC LÀ CHUYỆN KHÁC.

I. Trước tiên, KHỞI NGHIỆP RẤT DỄ

Câu chuyện khởi nghiệp rất dễ chính là phần nổi của tảng băng trôi mà chúng ta đang bàn tới. Để có thể duy trình được doanh nghiệp lâu dài thì bạn cần phải hiểu được cặn kẽ cốt lõi của quản trị kinh doanh.

Có bốn trụ cột trong khởi nghiệp mà sau khi tích lũy xong là bạn đã có thể đưa ra quyết định khởi nghiệp kinh doanh. Và tuyệt đối của tuyệt đối, không được khởi nghiệp kinh doanh khi chưa nắm được những điều này

1. Tinh thần khởi nghiệp

Điều đầu tiên của đầu tiên là tinh thần khởi nghiệp. Việc mắc sai lầm khi khởi nghiệp kinh doanh là điều không thể tránh khỏi, nhưng khởi nghiệp thành công hay thất bại nằm ở ý chí và quyết định của bạn

Hãy nghĩ thử xem, nếu tinh thần của bạn là sẽ có một công việc ổn định thì bạn khởi nghiệp như thế nào?

Bạn không máu lửa với kinh doanh. Bạn sợ thất bại, bạn không thực sự tâm huyết và nhiệt tâm với việc mình đang làm. Chắc chắn, bạn không thể làm được kinh doanh (Do Business).

Chúng ta chưa kể đến 3 yếu tố còn lại, nhưng cho đến khi bạn thực sự có tinh thần khởi nghiệp, hãy bắt đầu ở bước tiếp theo.

Dù bạn tin bạn làm được hay không thì điều nào cũng đúng cả- Henry Ford

Nhưng câu hỏi đặt ra là: “Làm thế nào để có được tinh thần khởi nghiệp”

Ở đây, Học Viện Minh Anh đưa ra giúp bạn 2 giải pháp

Thứ nhất, bạn hãy tìm một người thầy thần tượng. Mục đích là để bạn tìm động lực của người khác. Bạn nhìn vào đó, bạn muốn trở thành họ. Hãy in một bức hình của họ ra để mỗi khi nhìn vào, bạn sẽ tìm lại được niềm cảm hứng của mình

Thứ hai, hãy liên tục nhắc lại lý do bạn muốn. Chỉ có lý do đủ mạnh và liên tục được nhắc lại mới có thể giúp bạn tiến lên phía trước và từng bước đạt được điều mình mong muốn được.

Mọi suy nghĩ sẽ trở thành hiện thực thông qua tự kỷ ám thị – Napoleon Hill

Thứ ba, ứng dụng NLP.

NLP là một khoa học về tư duy có thể giúp bạn TỰ KHƠI DẬY động lực, cảm xúc mãnh liệt khi bạn mất cảm hứng. Thậm chí nó cũng hữu ích rất nhiều trong lối tư duy tích cực – một thói quen bất biến của những người thành công.

Đừng mong bạn có thể thành công khi liên tục giữ những suy nghĩ tiêu cực được.

Dẹp đi!

Bạn phải thay đổi!

2. Vốn khởi nghiệp

“Vốn” là một rào cản và là vấn đề cần lưu ý khi khởi nghiệp kinh doanh. Bạn không thể mơ mộng về một ý tưởng nghìn tỷ khi khởi nghiệp trong khi bạn chỉ đang cầm trong tay tiền lẻ nghìn đồng được.

Hãy thực tế!

Nhưng vậy câu hỏi đặt ra là lấy vốn ở đâu mà khởi nghiệp?

Chúng tôi đưa ra cho bạn 2 giải pháp thực tế nhất để làm điều này.

Thứ nhất, gọi vốn từ gia đình. Nếu gia đình bạn không tin tưởng bạn, đừng trách họ. Mà hãy bắt đầu ngay từ bây giờ xây dựng một hình tượng khác đi để chinh phục được sự tín nhiệm của gia đình

Sự tín nhiệm = Uy tín + Chuyên môn vững vàng

Thứ hai, gọi vốn từ những người quen. Nhưng trước tiên, hãy xem lại danh bạ của bạn. Bạn có bao nhiêu số điện thoại? Nếu con số là dưới 50, tuyệt đối đừng vội vàng, hãy tìm mọi cách để mở rộng mối quan hệ của mình. Bạn có thể tham gia các câu lạc bộ, các buổi hội thảo,…

3. Kỹ thuật khởi nghiệp (24 bước)

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ có thể đưa ra cho bạn những điều tổng quát nhất về kỹ thuật khởi nghiệp.Cùng với đó là giúp bạn trả lời câu hỏi “khởi nghiệp kinh doanh nên bắt đầu từ đâu “

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ có thể đưa ra cho bạn những điều tổng quát nhất về kỹ thuật khởi nghiệp. 24 bước của khởi nghiệp xoay quanh 6 chủ đề cụ thể. Trong đó bước 0 là bước khởi động khởi nghiệp. Ở bước này, bạn sẽ phải tìm ra ý tưởng khởi nghiệp của mình. Chúng tôi gợi ý một số giải pháp bao gồm:

Thứ nhất, ý tưởng khởi nghiệp xuất phát từ đam mê

Những ý tưởng xuất phát từ đam mê luôn có lợi thế cho bạn trong việc thực thi nó, vì nó chứa sự máu lửa & nhiệt tình.

Thứ hai, xuất phát từ một điều mà các doanh nghiệp hiện hữu chưa làm được.

Đây chính là nền tảng của chiến lược đại dương xanh. Bạn làm những điều mà người khác làm chưa tốt. Đó chính là những ý tưởng có thể hái ra tiền.

Thứ ba, xuất phát từ một công nghệ mới, đột phá sáng tạo.

Bạn có thể lựa chọn khởi nghiệp IDE để “thay đổi thế giới”. Đó chính là cách mà Uber, Grab, Facebook,… đã làm.

Xem thêm: Khởi nghiệp IDE là gì?

Chú ý: Ý tưởng vẫn mãi là ý tưởng nếu nó vẫn ở trên giấy. Bạn phải thực hiện nó.

Ở thung lũng Silicon, ý tưởng là thứ rẻ rúng nhất trên đời

Không quan trọng bạn nghĩ được bao nhiêu ý tưởng hay, mà là bạn thực hiện thành công được bao nhiêu ý tưởng để kiếm ra tiền.

4. Đội nhóm khởi nghiệp

Khởi nghiệp không phải là môn thể thao cá nhân, nó phải là một môn thể thao đồng đội. Đừng bao giờ khởi nghiệp khi không có đội nhóm, bạn sẽ ít có cơ hội thành công hơn khi đi một mình.

Thêm vào đó, khi trở thành một nhà lãnh đạo, bạn sẽ phải dẫn dắt cả đội nhóm của mình cùng tiến lên phía trước.

“Muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Muốn đi xa, hãy đi cùng nhau”

Nhà lãnh đạo không bao giờ được phép cô đơn. Vì lý do rằng khi bạn ở một mình trên đỉnh núi Everest, bạn chỉ có một mình để chinh phục những khó khăn & thách thức mà thôi. Nhưng thực tế thì nhà lãnh đạo cô đơn không bao giờ lên tới đỉnh Everest được cả.

II. Sau đó, chúng tôi sẽ tiết lộ cho bạn về một vòng đời kinh doanh – Quy luật tăng trưởng

Các doanh nghiệp vừa khởi nghiệp sẽ trải qua năm giai đoạn khác nhau của sự phát triển, và mỗi giai đoạn đòi hỏi các kỹ năng quản trị khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu của nghiệp kinh doanh

1. Khởi sự kinh doanh

“. Ở giai đoạn này các thách thức chủ yếu bao gổm việc tìm kiếm nguổn tài trợ và việc điểu chĩnh sản phẩm hay dịch vụ cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Ví dụ các sản phẩm trong lĩnh vực công nghệ có thể phải thay đổi tùy theo các ý tưởng kinh doanh cho đến khi lựa chọn được loại phù hợp nhất để triển khai sản xuất và thực hiện sự tăng trưởng.

2.Tổn tại:

Ở giai đoạn này, hoạt động kinh doanh đã thể hiện được tính khả thi. Doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm hay dịch vụ và đã có một lượng khách hàng đủ lớn.

Mối quan tâm lớn trong giai đoạn này liên quan đến vấn đề tài chính, đó là việc làm thế nào để tạo ra dòng tiền vào đủ lớn cho hoạt động vận hành của doanh nghiệp và nó phải lớn hơn chi phí. Tổ chức đã lớn dần vể phương diện quy mô và có lợi nhuận trong giai đoạn này.

Trong giai đoạn rất quan trọng này, doanh nghiệp cẩn duy trì những động lực trong giai đoạn ban đẩu và vạch ra một lộ trình cho sự thành công trong tương lai.

3. Thành công:

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp đã có một nền tảng vững chắc và đã có khả năng sinh lợi. Các hệ thống và quy trình đã được thiết lập đúng vị trí của mình và nó cho phép những người sáng lập có thể làm chậm lại sự tăng ưưởng quá nhanh nếu mong muốn.

Một lựa chọn khác mà người sáng lập cần tiến hành là có nên đảm nhiệm luôn vai trò của nhà quản trị hay thuê các nhà quản trị chuyên nghiệp. Để chọn lựa quyết định này, nhà sáng lập, là người đã chịu trách nhiệm dẫn dắt doanh nghiệp trong những năm đẩu phát triển có thể phải đối mặt với “nghịch lý của sự thành công khi khởi nghiệp”.

Mặc dù những người khởi nghiệp sở hữu niểm đam mê rất cẩn thiết để xây dựng doanh nghiệp, nhưng họ có thể thiếu các kỹ năng cẩn thiết để đưa doanh nghiệp tiếp tục phát triển.

4. Cất cánh:

Vướng mắc lớn nhất trong giai đoạn này chính là làm thế nào để tạo sự tăng trưởng nhanh chóng và tài trợ cho sự tăng trưởng đó. Người chủ doanh nghiệp nên học cách ủy quyền, và công ty cần tim những nguổn vốn đủ lớn để đầu cho sự tăng trưởng to lớn này. Giai đoạn này rất quan trọng trong đời sống của một công ty vừa khởi nghiệp kinh doanh. Nếu quản” trị tốt, công ty có thể trở thành một doanh nghiệp lớn.

5. Bão hòa về nguồn lực:

Ở giai đoạn này, các nguồn thu nhập tài chính lớn lao của công ty sẽ đạt được với cái giá phải trả là việc mất đi những lợi thế của doanh nghiệp quy mô nhỏ, bao gồm sự linh hoạt và tinh thần khởi nghiệp kinh doanh. Để gìn giữ tinh thần đó luôn tồn tại trong giai đoạn này, nhiều công ty kích thích sự đổi mới thông qua những khoản đầu tư cho nghiên cứu và phát triển.

Chẳng hạn như trường hợp của Google, công ty này đã chi 11.8 tỷ USD cho hoạt động nghiên cứu và phát triển trong ba năm vừa qua. Việc quản trị một tổ chức ngày càng lớn trong khi vẫn phải thúc đẩy sự đổi mới liên tục thường là một giai đoạn đầy thách thức nhất cho bất kỳ một công ty nào.

Kết luận:

Hãy đúc kết cho mình những kiến thức cũng như bài từ những thứ bạn học được. Tận dụng và phát triển những công thức để phát triển sự nghiệp của bạn.

Theo Ima.edu.vn

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Khởi nghiệp kinh doanh thì dễ, nhưng trụ lại được mới khó tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Lên đầu trang