Kinh nghiệm
Thứ sáu , 25/02/2022, 00:00

Kiến thức startup: 6 điểm hạn chế của thương mại điện tử có thể bạn chưa biết (Phần 1)

.

Có thể nói, thương mại điện tử tại Việt Nam đang phát triển vô cùng mạnh mẽ. Sự phát triển mạnh mẽ nhất của TMĐT được thấy rõ nhất chính là ở các trang Shopee, Lazada, Tiki, Sendo... Tuy nhiên, bên cạnh tiềm năng phát triển như vậy nhưng lĩnh vực này cũng gặp không ít trở ngại bởi những hạn chế còn tồn đọng.

6 điểm hạn chế gặp phải ở thương mại điện tử

Những con số trong Báo cáo của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam 2019 về mức tăng trưởng của thương mại điện tử trong 4 năm gần đây thực sự rất nổi bật. Tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử của năm 2017 so với năm 2018 là trên 30%. Ước tính quy mô thương mại điện tử tăng trưởng trong năm 2020 sẽ tăng lên tới 13 tỷ USD. Quy mô này sẽ cao hơn mục tiêu trong kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử trong giai đoạn 2016 - 2020.

Điều này càng khẳng định thương mại điện tử là mảnh đất vô cùng tiềm năng cho mọi doanh nghiệp. Cùng với những ưu điểm phát triển vượt bậc này, thương mại điện tử tại Việt Nam vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế đó là:

Khách hàng không thể mua sắm nếu website lỗi

Các hoạt động mua hàng của người tiêu dùng được diễn ra chủ yếu trên website thương mại điện tử. Vì vậy, nếu website gặp vấn đề hoặc bị lỗi thì sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng, không thể tiếp tục mua hàng trên website. Website thiếu chuyên nghiệp còn ảnh hưởng đến hình ảnh của doanh nghiệp và lòng tin nơi khách hàng.

Để cung cấp hoạt động thương mại điện tử chuyên nghiệp cho khách hàng, bạn cần lựa chọn các đơn vị thiết kế website uy tín, chuyên nghiệp. Website chính là phương tiện bán hàng, phương tiện có tốt, đảm bảo chất lượng thì doanh nghiệp mới dễ thu được nhiều chiến lợi phẩm. Website cần đảm bảo có hosting chất lượng cao, tiện lợi khi sử dụng, các tính năng tối ưu và tính bảo mật cao... nhằm tối ưu trải nghiệm của khách hàng.

Yếu tố lòng tin ở người tiêu dùng

Yếu tố lòng tin là một trong những mặt hạn chế tiếp theo của thương mại điện tử. Người tiêu dùng luôn lo lắng về vấn đề hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng khi mua hàng online, do không được trực tiếp trải nghiệm trước khi mua hàng. Ngoài ra, mua hàng và thanh toán trên mạng khiến khách hàng lo lắng về việc rò rỉ thông tin cá nhân, an toàn bảo mật. Trải nghiệm mua hàng trực tuyến khá tiện lợi và thú vị nhưng đôi khi nhược điểm này lại ngăn cản hành vi của khách hàng.

Để khắc phục được tình trạng này, một mặt doanh nghiệp cần đảm bảo chất lượng sản phẩm trên mạng giống y như thực tế. Mặt khác, các yếu tố bảo mật thanh toán trên website cũng cần được doanh nghiệp đảm bảo cho khách hàng. Vấn đề bảo mật an toàn này sẽ lại liên đới đến việc thiết kế website chuyên nghiệp.

Còn tiếp…

Casti Hub tổng hợp

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Kiến thức startup: 6 điểm hạn chế của thương mại điện tử có thể bạn chưa biết (Phần 1) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Lên đầu trang