Kinh nghiệm
Thứ sáu , 25/02/2022, 00:00

Kiến thức startup: 6 điểm hạn chế của thương mại điện tử có thể bạn chưa biết (Phần 2)

.

Có thể nói, thương mại điện tử tại Việt Nam đang phát triển vô cùng mạnh mẽ. Sự phát triển mạnh mẽ nhất của TMĐT được thấy rõ nhất chính là ở các trang Shopee, Lazada, Tiki, Sendo... Tuy nhiên, bên cạnh tiềm năng phát triển như vậy nhưng lĩnh vực này cũng gặp không ít trở ngại bởi những hạn chế còn tồn đọng.

6 điểm hạn chế gặp phải ở thương mại điện tử (tt)

Mức độ cạnh tranh cao

Ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp ngày càng phổ biến. Chính vì tiềm năng cũng như sự phát triển nhanh chóng đó đã khiến lĩnh vực này trở thành “miếng bánh” bị xâu xé bởi rất nhiều doanh nghiệp, trong nước lẫn ngoại địa. Doanh nghiệp nếu muốn đứng vững được trên thị trường thì tạo điểm nhấn cho riêng mình về chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Thậm chí, bạn cần phải đầu tư nhiều chi phí vào hoạt động kinh doanh nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho riêng mình.

Cụ thể, trong thị trường thương mại điện tử cạnh tranh khốc liệt, doanh nghiệp cần đảm bảo cả 2 yếu tố là quản lý, vận hành doanh nghiệp và cung cấp trải nghiệm tiện lợi cho khách hàng. Nếu không quản lý chính xác và điều hành mọi hoạt động nhanh chóng, doanh nghiệp sẽ tự đào thải chính mình trong cuộc đua đầy khốc liệt này. Hơn nữa, để được khách hàng tin tưởng và ủng hộ, doanh nghiệp cần tạo được trải nghiệm cá nhân hóa và cảm xúc với khách mua hàng.

Khách hàng thiếu kiên nhẫn

Khi mua hàng tại các cửa hàng bán lẻ, mọi vấn đề hoặc thắc mắc của khách hàng cũng đều được nhân viên trả lời ngay tức thì. Tuy nhiên, hình thức bán hàng trực tuyến có thể sẽ khiến khách hàng phải chờ đợi. Khách hàng thường rất thiếu kiên nhẫn và không muốn phải chờ đợi quá lâu, điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải online 24/7 và phản hồi khách hàng nhanh chóng.

Giải pháp thuê nhân viên phản hồi khách hàng 24/7 là điều không thực sự khả thi bởi tốn kém chi phí, trong khi đó sức người có hạn, nhân viên không thể cùng lúc phản hồi nhiều khách hàng. Càng nhiều tin nhắn mua hàng đổ về thì doanh nghiệp càng thu được nhiều lợi nhuận, nhưng nếu trả lời thủ công thì khả năng vỡ trận inbox là rất cao.

Khâu vận chuyển hàng hóa tới khách hàng

Thời gian giao hàng, phí vận chuyển là những vấn đề luôn khiến khách hàng phân vân khi lựa chọn mua hàng trực tuyến. Đây cũng chính là một trong những nhược điểm mà thương mại điện tử cần cải thiện. Khi mua hàng tại cửa hàng, khách hàng có thể mua hàng, thanh toán và mang sản phẩm về nhà luôn. Trong khi đó nếu mua hàng trực tuyến thì thời gian nhận hàng phải đến 2-3 ngày, thậm chí con số này có thể lên tới 1 tuần.

Doanh nghiệp cần tích hợp nhiều đơn vị vận chuyển để phù hợp với nhu cầu và thời gian giao hàng của khách hàng. Đồng thời, hãy xác định rõ thời gian có thể giao hàng và minh bạch với khách hàng về tiến trình giao hàng trước khi khách mua hàng.

Hiện tại thì bán lẻ truyền thống vẫn phổ biến

Không thể phủ nhận một điều là các ngành bán lẻ truyền thống đang dần chuyển mình, ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, bán lẻ truyền thống vẫn đang chiếm sóng trên thị trường hiện nay. Ngành bán lẻ hiện tại vẫn đem lại doanh thu lớn hơn thương mại điện tử, mặc dù lĩnh vực này vẫn đang phát triển vô cùng nhanh chóng. Đó là lý do mà các thương hiệu online lớn vẫn duy trì các cửa hàng theo mô hình truyền thống, một trong số đó có thể kể đến Amazon.

Chính vì vậy, một trong những xu hướng được nhiều doanh nghiệp hiện nay ưa chuộng là O2O (Online to Offline và Offline to Online). Khách hàng có thể tìm kiếm thông tin về sản phẩm trên các kênh bán online của doanh nghiệp như Google, Website, Facebook… Sau đó đến cửa hàng mua hàng để hưởng một số ưu đãi như tích điểm khách hàng, chương trình khuyến mãi… Hoặc ngược lại, khách hàng có thể đến tham khảo sản phẩm tại cửa hàng, sau đó về đặt hàng qua một số kênh bán online của doanh nghiệp.

Thương mại điện tử luôn tồn tại các mặt hạn chế mà doanh nghiệp cần khắc phục bên cạnh những ưu điểm lớn mạnh của nó. Cùng với xu thế phát triển thương mại điện tử, doanh nghiệp của bạn cần có những cách tối ưu cho các vấn đề này để phát triển nhanh chóng.

Casti Hub tổng hợp

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Kiến thức startup: 6 điểm hạn chế của thương mại điện tử có thể bạn chưa biết (Phần 2) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Lên đầu trang