Kinh nghiệm
Thứ sáu , 25/02/2022, 00:00

Kiến thức startup: Chuyển đổi mô hình kinh doanh để thích ứng nhanh chóng

.

Thách thức và cơ hội của doanh nghiệp

Cơn bão Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu ngừng hẳnvà vẫn đang đe dọa sự sống của rất nhiều doanh nghiệp hiện nay. Trong thời điểm nay, nền kinh tế Việt Nam luôn tồn tại những thách thức song hành cùng cơ hội.

Thách thức

Sức ép về sự thanh lọc giữa các doanh nghiệp ngày càng gia tăng cùng với đại dịch Covid-19 đã khiến rất nhiều doanh nghiệp chao đảo, rơi vào tình trạng ngủ đông. Nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động hoặc thu hẹp cơ sở kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp đang chịu ảnh hưởng trực tiếp và thiệt hại lớn nhất phải kể đến như du lịch, khách sạn, nhà hàng, giáo dục.

Doanh thu giảm mạnh vì không có khách nhưng doanh nghiệp vẫn phải gánh chịu các khoản chi phí hàng ngày như thuê mặt bằng, chi trả lương, chi phí lãi vay, phí điều hành doanh nghiệp. Chuỗi cung ứng, xuất khẩu hàng hóa bị đứt gãy, gián đoạn đối với các doanh nghiệp có đầu ra và đầu vào phụ thuộc vào thị trường thế giới. Các doanh nghiệp gặp vấn đề về nguồn thu, dòng tiền và giải pháp của hầu hết doanh nghiệp là cắt giảm lao động, giảm lương hoặc thậm chí là cho nghỉ không lương.

Cơ hội

Rủi ro luôn song hành cùng cơ hội, đây là dịp để các doanh nghiệp tự làm mới mình và tìm ra những hướng đi mới phù hợp với nhu cầu của thị trường. Thay vì đóng cửa ngủ đông, doanh nghiệp cần nhạy bén nắm bắt thời cơ để thích ứng và phát triển.

Covid-19 đã tạo ra xu hướng chuyển dịch mô hình kinh doanh dựa trên thị hiếu của người tiêu dùng, giao dịch thương mại mới trên nguyên tắc hạn chế tiếp xúc... tạo ra sự thay đổi về một số sản phẩm như chế biến thực phẩm, y tế, chuyển đổi số hoặc e-logistics… Đây chính là cơ hội phát triển thị trường mới cho các doanh nghiệp Việt Nam nếu nhạy bén, tái cơ cấu sản xuất và tạo ra các chuỗi giá trị mới. Đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có cơ hội nhìn nhận, sát hạch lại năng lực, thích ứng cũng như thay đổi chiến lược kinh doanh.

Nhu cầu chuyển đổi mô hình kinh doanh để thích ứng nhanh chóng

Trong khi hàng loạt doanh nghiệp phải đóng cửa vì ảnh hưởng của dịch Covid-19 thì nhiều doanh nghiệp bán lẻ vẫn đứng vững, có doanh nghiệp còn tăng trưởng doanh thu nhờ chuyển đổi mô hình kinh doanh.

Tăng doanh thu mùa dịch

Các địa điểm bán lẻ, trung tâm mua sắm đã đẩy mạnh mô hình giao hàng online thông qua việc kết hợp với các ứng dụng giao hàng như Grab, Be và Now. Điều này giúp các doanh nghiệp giải quyết được vấn đề người tiêu dùng không thể đến tận nơi để mua sắm. Không chỉ cung cấp dịch vụ giao hàng, các doanh nghiệp còn nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ khâu giao hàng cũng như cung cấp các chương trình ưu đãi để gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Thúc đẩy xu hướng bán hàng đa kênh

Việc chuyển đổi , mở rộng kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ cần được thực hiện kịp thời và đúng hướng. Song, để xu hướng chuyển đổi mô hình kinh online phát triển bền vững thì các doanh nghiệp vẫn cần kết hợp cả kênh bán truyền thống. Đồng thời, cải thiện dịch vụ của doanh nghiệp để nâng cao trải nghiệm cho khách hàng như khâu thanh toán, chất lượng, hàng hóa và giao hàng.

Lựa chọn đơn vị chuyển đổi mô hình kinh doanh

Bán hàng online là hình thức kinh doanh đáp ứng được hành vi tiêu dùng cũng như xu hướng bán lẻ hiện nay. Tuy nhiên, quá trình vận hành các hoạt động bán hàng online, song song kết hợp với việc kinh doanh tại cửa hàng vô cùng phức tạp. Việc lựa chọn cho mình đối tác để triển khai chuyển đổi mô hình kinh doanh là điều cần thiết. Mục tiêu lớn nhất của doanh nghiệp là áp dụng công nghệ vào vận hành doanh nghiệp và nâng cao trải nghiệm cho khách hàng.

Casti Hub tổng hợp

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Kiến thức startup: Chuyển đổi mô hình kinh doanh để thích ứng nhanh chóng tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Lên đầu trang