Kinh nghiệm
Thứ sáu , 25/02/2022, 00:00

Kiến thức startup: Giải pháp Erp tốt nhất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay

.

ERP là phần mềm được nhiều doanh nghiệp áp dụng cho hoạt động quản lý và vận hành kinh doanh hiện nay. Đây được xem là giải pháp kinh doanh đa chức năng giúp tối ưu hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Vậy giải pháp ERP cho doanh nghiệp là gì? Những ưu điểm khiến doanh nghiệp phải lựa chọn và áp dụng là gì?

Giải pháp Erp cho doanh nghiệp là gì?

Giải pháp ERP (Enterprise Resource Planning) là giải pháp phần mềm quản lý doanh nghiệp đa chức năng, đa phòng ban. Phần mềm giúp thu thập, lưu trữ, quản lý và phân tích dữ liệu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể, nó bao gồm các nhiệm vụ như lập kế hoạch về sản phẩm, chi phí, sản xuất, tiếp thị, bán hàng, giao hàng và thanh toán.

Vinamilk, Thế giới di động và PNJ là một trong những case study triển khai giải pháp ERP cho doanh nghiệp mình thành công mà bạn có thể tham khảo và học hỏi.

Chức năng của giải pháp Erp đối với doanh nghiệp

Hệ thống ERP tích hợp nhiều ứng dụng và hoạt động kinh doanh cho phép thực hiện nhiều hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Giải pháp này có thể giúp doanh nghiệp:

Kiểm soát thông tin khách hàng: ERP quản lý dữ liệu trên 1 nền tảng duy nhất, tất cả nhân viên có thể truy cập và xem thông tin khách hàng. Những người có quyền có thể thay đổi thông tin khách hàng mà không sợ hồ sơ được cập nhật xuyên suốt các bộ phận khác nhau.

Tăng tốc quá trình sản xuất, cung cấp hàng hóa: Phần mềm này giúp tự động hóa 1 phần hoặc tất cả các quy trình sản xuất. Vì tất cả các hoạt động này chỉ sử dụng một hệ thống duy nhất nên có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, giảm chi phí và tăng năng suất hiệu quả.

Quản lý, kiểm tra chất lượng dự án: Giải pháp giúp doanh nghiệp kiểm tra và theo dõi tính đồng nhất trong chất lượng sản phẩm, đồng thời lên kế hoạch và phân bổ nhân lực hợp lý.

Kiểm soát thông tin tài chính: ERP giúp tổng hợp hết mọi thứ liên quan đến tài chính tập trung và các số liệu chỉ có 1 phiên bản mà thôi. Ngoài ra, phần mềm này cũng có thể tạo ra các báo cáo tài chính cho doanh nghiệp.

Quản lý hàng tồn: Doanh nghiệp sẽ kiểm soát được xem trong kho còn bao nhiêu hàng, vị trí ở đâu. Doanh nghiệp có thể giảm chi phí, cắt giảm nhân sự và tăng nhanh tốc độ làm việc.

Chuẩn hóa hoạt động nhân sự: Bên nhân sự có thể theo dõi sát sao giờ làm việc, giờ ra về, lượng công việc từng nhân viên đã làm. Kể cả nhân viên làm việc trong nhiều bộ phận, nhiều khu vực địa lý khác nhau.

Tương tác trong doanh nghiệp: Các nhân viên trong doanh nghiệp có thể tương tác với nhau qua ERP nhanh chóng và tiện lợi nhất. Điều này giúp các thành viên có thể kịp thời cập nhật thông tin qua lại lẫn nhau, giúp hoạt động kinh doanh trở nên đồng bộ hơn.

Ưu và nhược điểm của giải pháp Erp cho doanh nghiệp

Hệ thống ERP ngày càng được nhiều doanh nghiệp sử dụng để quản trị doanh nghiệp. Có cách sử hệ thống erp đúng sẽ mang đến rất nhiều lợi thế cho việc quản lý, vận hành doanh nghiệp của bạn. Những ưu điểm của phần mềm này mà các phần mềm không có được là:

- Tích hợp nhiều chức năng khác nhau trong một.

- Hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra các quyết định chính xác, nhanh chóng.

- Hạn chế các lỗi có thể gặp phải trong quá trình nhập liệu, truyền thông tin.

- Hệ thống an ninh giúp bảo vệ các dữ liệu.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh.

- Gắn kết các phòng ban, giúp doanh nghiệp linh hoạt và dễ dàng thích nghi với mọi biến động.

Mặc dù những ưu điểm của ERP đã giúp nó trở thành một trong những phần mềm quản lý doanh nghiệp được ưa chuộng nhất hiện nay. Song giải pháp này vẫn tồn tại các khó khăn sau đây:

- Tái thiết kế quy trình kinh doanh hiện tại sao cho phù hợp với hệ thống ERP sẽ làm mất khá nhiều thời gian của doanh nghiệp và có thể hủy hoại khả năng cạnh tranh.

- Tiêu tốn chi phí hơn so với giải pháp khác nếu doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ các bước chuẩn bị.

- Tính tùy chỉnh nếu không phân tích quỹ quy trình hoạt động và đưa ra những giải pháp hợp lý.

Giải pháp Erp tốt nhất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay

Quản lý sản phẩm: Quản lý các sản phẩm theo danh mục trên tất cả hệ thống cửa hàng tập trung. Chủ động gợi ý cửa hàng gần nhất để khách hàng đến mua hàng, mang lại trải nghiệm mua sắm thuận tiện cho khách hàng.

Quản lý bán hàng: Quản lý thông tin về các đơn hàng, quá trình thanh toán, cách hình thức vận chuyển,.... Cho phép khách hàng có thể đặt hàng trước khi ra mắt sản phẩm hoặc khi hết hàng.

Quản lý khách hàng: Hệ thống giúp quản lý thông tin khách hàng theo các trường dữ liệu khác nhau như giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, địa lý. Từ đó, hệ thống sẽ gợi ý các chương trình tiếp cận cá nhân hóa khách hàng.

Quản lý hàng tồn: Giải pháp thống kê, quản lý lượng hàng tồn chi tiết, đồng thời thông báo khi sắp hết hàng. Điều này giúp doanh nghiệp chủ động lên kế hoặc để xuất - nhập hàng hóa phù hợp.

Quản lý doanh thu: thống kê chi tiết doanh thu của doanh nghiệp và báo cáo cho doanh nghiệp theo tuần, tháng, quý và năm. Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí thuê nhân sự, thời gian cũng như đảm bảo tính chính xác.

Quản lý Marketing: Đây được xem như là công cụ đắc lực cho doanh nghiệp hỗ trợ các hoạt động Marketing. Hệ thống sẽ cung cấp các chương trình Marketing, Loyalty, Tích điểm thành viên, Affiliate phù hợp với từng nhóm khách hàng của doanh nghiệp

Báo cáo chi tiết: Hỗ trợ nhiều loại hệ thống báo cáo khác nhau chi tiết và nâng cao (báo cáo Marketing, khách hàng, sản phẩm, doanh thu...) giúp doanh nghiệp có thể hoạch định được chiến lược kinh doanh phù hợp.

Casti Hub tổng hợp

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Kiến thức startup: Giải pháp Erp tốt nhất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Lên đầu trang