Kinh nghiệm
Thứ ba , 09/11/2021, 09:58

Kinh nghiệm khởi nghiệp kinh doanh

Ngày nay, số lượng những người có ý định khởi nghiệp và nuôi giấc mơ trở thành một ông chủ độc lập càng nhiều. Nhưng không phải ai khởi nghiệp cũng thành công, nhiều người đã phải chấp nhận thất bại cay đắng hết lần này đến lần khác.

1/ Xây dựng ý tưởng một cách chi tiết, khoa học

Bất kì một dự án khởi nghiệp nào cũng bắt nguồn từ những ý tưởng. Ý tưởng kinh doanh khởi nghiệp chính là chiếc chìa khóa, là bước đệm đưa bạn đến với con đường hiện thực hóa ước mơ của mình.

Trong số những người khởi nghiệp hiện nay, số lượng các bạn trẻ không hề nhỏ. Đó chính là đối tượng đang sống trong giai đoạn sung sức nhất, nhiệt huyết nhất nên nguồn ý tưởng thường rất dồi dào và đầu táo bạo. Nhưng một ý tưởng độc đáo chưa thể làm nên thành công. Muốn làm rõ con đường khởi nghiệp của mình, bạn phải chắc chắn về ý tưởng kinh doanh – tức là ý tưởng đó có tính khả thi, có thể triển khai và vận hành được một cách trơn chu.

Tiếp theo, một kinh nghiệm then chốt với phần ý tưởng chính là việc bạn phải chi tiết hóa ý tưởng của mình một cách khoa học. Để chi tiết ý tưởng ấy, bạn phải vạch ra được mục tiêu, sứ mệnh, định hướng, tiêu chí hoạt động,… trong doanh nghiệp tương của mình. Chắc chắn, nhiều start-up khi bắt tay vào việc này sẽ phần nào đánh giá được tính khả thi của dự án: nếu có thể triển khai được ý tưởng thành từng nhánh nhỏ để có cái nhìn rõ hơn về doanh nghiệp của bạn, khả năng thành công là hoàn toàn có thể; ngược lại, nếu quá trình chi tiết hóa ý tưởng bạn thấy các định hướng, mục tiêu không rõ ràng, bạn phải bắt đầu lại nếu không muốn thất bại nhanh chóng.

Bên cạnh đó, bạn cũng phải đánh giá thị trường dựa trên nhu cầu và tiềm năng phát triển trong tương lai. Thế giới không ngừng thay đổi, và mọi người cũng có những mong muốn khác nhau. Với sự phát triển của mạng xã hội, bạn còn có thể tận dụng thế mạnh truyền thông để khảo sát nhu cầu thị trường trực tuyến.

2/ Tìm người đồng sáng lập/ đối tác kinh doanh

Khi bạn muốn trở thành doanh nhân nhưng không có nhiều tiền và kinh nghiệm, một trong những sự lựa chọn tuyệt vời nhất là tìm người hợp tác hoặc một nhà đồng sáng lập doanh nghiệp mới. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn dày vốn hơn; được hỗ trợ nhiều hơn trong công việc và học hỏi, tận dụng được các kĩ năng, kiến thức cũng như mối quan hệ xã hội đa dạng, hữu ích hơn.

Dĩ nhiên, cũng có những hạn chế khi tìm người đồng sáng lập doanh nghiệp. Giữa hai bên có thể xảy ra mâu thuẫn, vì những bất đồng trong quan điểm và định hướng là không tránh khỏi. Bạn cũng sẽ phải chia vốn cổ phần. Nếu bạn vẫn quyết định rằng bạn muốn có một người hợp tác mở doanh nghiệp, hãy thử tìm kiếm và hỏi những người bạn quen biết, vì như vậy sẽ ít rủi ro hơn.

3/ Dám đối mặt với những thách thức, thất bại

Từ kinh nghiệm của các doanh nghiệp lớn, thất bại là điều không tránh khỏi. Thực tế, nhiều start-up phải chấp nhận đôi ba lần thất bại trước khi nhận được những quả ngọt đầu tiên. Nhưng đối mặt với thất bại, ta thường phải chấp nhận thất bại, lỗ vốn, công sức bỏ ra “công cốc” đều cảm thấy nản lòng, thậm chí suy sụp và yếu đuối.

Chính vì thế, nhiều người đúc rút chính là tinh thần dám đối mặt với những thất bại. Với sự mạnh mẽ, lạc quan, một cá nhân sau khi gục ngã với dự án tâm huyết của mình sẽ không bao giờ buông xuôi. Hoặc là họ tìm ra định hướng làm việc mới, hoặc họ phải “lột xác” để làm mới tư duy, cách quản lý, vận hành công việc của mình.Trong những thời điểm then chốt như vậy, nếu không có sự làm chủ bản thân, bạn sẽ không bao giờ vững lòng để bắt đầu lại tất cả được nữa.

4/ Tiếp tục “nghĩ lớn”

Thông thường, kinh nghiệm khởi nghiệp kinh doanh thành công mà nhiều người truyền đạt cho các bạn trẻ là khai thác thị trường, tìm đến những khoảng trống mà chưa một doanh nghiệp nào tìm đến. Đó chính là một trong những điểm then chốt giúp cho dự án khởi nghiệp của bạn có tương lai phát triển.

Các doanh nhân lớn đều cho rằng nếu không mở ra tầm nhìn tương lai cho doanh nghiệp, nhiều khả năng công việc của bạn sẽ bị ngưng đọng, bế tắc vì đến một thời điểm nào đó, thị trường bão hòa đi.

Không chỉ là tham vọng phát triển, làm giàu, việc “nghĩ lớn” và có những định hướng mở rộng doanh nghiệp giúp bạn nhìn rõ hơn quy mô có thể đạt đến của doanh nghiệp mình. Trong khâu hoạch định chiến lược phát triển này, bạn sẽ tìm thấy những điểm yếu của doanh nghiệp mình trong quá trình đang hoạt động. Từ đó, người làm kinh doanh sẽ biết cách để thay đổi, điều chỉnh lại hoạt động của doanh nghiệp.

Quỳnh Như (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Kinh nghiệm khởi nghiệp kinh doanh tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Lên đầu trang