Kinh nghiệm
Thứ sáu , 30/06/2023, 00:00

Mentor là gì? Những yếu tố cần có của một mentor giỏi (Phần 3)

.

Tiếp nối phần 2, đến với phần 3 bài viết tiếp tục giới thiệu về những kỹ năng của Mentor: định hướng mục tiêu cho mentee nhằm tăng cơ hội thành công; có thời gian và biết quản lý thời gian để mentor và mentee tương tác, hỗ trợ; quan tâm và tin tưởng mentee; giữ thái độ luôn lạc quan, cởi mở, trung thực.

3.3. Có định hướng mục tiêu

Việc mentor có định hướng mục tiêu rõ ràng giúp mentee có thêm cơ hội thành công nhờ nhận được tư vấn và chỉ bảo tận tình. Nhờ vậy, người được tư vấn có thể tiết kiệm thời gian tiếp cận, dễ dàng làm quen cũng như xử lý nhuần nhuyễn các vấn đề xảy ra trong thực tế. Đặc biệt là việc nâng cao hiệu suất và giảm nguy cơ thất bại trong công việc.

3.4. Có thời gian và biết quản lý thời gian

Cả mentor và mentee đều cần có thời gian để có thể tương tác và hỗ trợ. Vì vậy, mentor cần biết cách sắp xếp thời gian để có thể hỗ trợ về mặt kiến thức và tinh thần cũng như kỹ năng cho mentee. Việc sắp xếp tốt thời gian sẽ giúp mentor làm tốt vai trò của mình.

3.5. Quan tâm và tin tưởng mentee

Bên cạnh các kỹ năng trong công việc, mentor cũng cần có mối quan hệ tốt đẹp và gắn kết với mentee là lợi thế lớn. Nhờ đó, người hướng dẫn có thể theo sát học trò của mình cũng như thúc đẩy quá trình thành công của họ. Sự động viên về mặt tinh thần và tình cảm còn mang lại giá trị lớn hơn cả những kiến thức chỉ dạy.

3.6. Là người lạc quan, cởi mở, trung thực

Mentor cần luôn mang đến thái độ tích cực lạc quan để có thể truyền năng lượng tích cực học trò của mình, từ đó biết cách đối mặt với những thách thức trong công việc cuộc sống.

Bên cạnh đó, mentor cần có niềm tin vào kỹ năng cũng như tiềm năng của học trò mình. Từ đó có thể dùng hết năng lực và kiến thức để truyền đạt lại trong quá trình hỗ trợ. Từ đó mentee có thêm động lực để phát huy bản thân và có được thành công. Sự chân thành và cởi mở giữa mentor và mentee sẽ giúp hai bên tin tưởng nhau hơn, tạo sự gắn bó chặt chẽ.

Tất nhiên, không phải mentor nào cũng có thể đáp ứng được những yêu cầu trên. Điều quan trọng là bạn cần biết cách suy xét và tìm được cho mình mentor thích hợp.

Kết thúc phần 3 của bài viết Mentor là gì? Những yếu tố cần có của một mentor. Mời các bạn tiếp tục đón xem phần 4. Tại phần 4 các bạn sẽ được giới thiệu cách phân biệt giữa Mentoring và Coaching: thời gian, mối quan tâm đến chuyên môn và kết quả đạt được cùng một số yếu tố khác.

 

CASTIHub (Tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Mentor là gì? Những yếu tố cần có của một mentor giỏi (Phần 3) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Lên đầu trang