Kinh nghiệm
Thứ sáu , 30/06/2023, 00:00

Mentor là gì? Những yếu tố cần có của một mentor giỏi (Phần 4)

.

Tiếp nối phần 3, đến với phần 4 bài viết sẽ về cách phân biệt giữa Mentoring và Coaching bao gồm: thời gian kết nối, mối quan tâm, cấu trúc, chuyên môn, nội dung, phương thức đặt câu hỏi, kết quả kỳ vọng

4. Phân biệt Mentoring và Coaching

4.1. Thời gian kết nối

- Đối với mentoring thì mối quan hệ giữa mentor và mentee thường có xu hướng kéo dài, từ 1 – 2 năm hoặc lâu hơn.

- Coaching thường diễn ra trong thời gian ngắn hơn (kéo dài từ 6 – 12 tháng). Trong vài trường hợp thì mối quan hệ có thể dài hơn, tùy vào mục tiêu và mong muốn của coachee.

4.2. Mối quan tâm

- Mentoring: Hướng đến sự phát triển chung của mentee, không chỉ trong công việc mà cả hiện tại và tương lai.

- Coaching: Thường thực hiện nhằm mục tiêu cải thiện hiệu suất công việc của người được huấn luyện.

4.3. Cấu trúc

- Mentoring: Hình thức các cuộc họp cố vấn có xu hướng thân mật, mức độ cần thiết tùy theo nhu cầu của mentee.

- Coaching: Tổ chức dưới hình thức các cuộc đối thoại huấn luyện và được lên lịch thường xuyên, hàng tuần, tháng,…

4.4. Chuyên môn

- Mentoring: Mentor thường là những người có thâm niên và chuyên môn trong lĩnh vực cụ thể nhiều hơn so với mentee. Người được cố vấn có cơ hội học hỏi và được truyền cảm hứng thông qua kinh nghiệm của người cố vấn.

- Coaching: thường là chuyên gia trong một lĩnh vực nhất định mà được huấn luyện mong muốn cải thiện: kỹ năng thuyết trình, lãnh đạo, giao tiếp, bán hàng,…

4.5. Nội dung xây dựng

- Mentor: Người cố vấn đóng vai trò chung

- Coaching: coaching và coachee cùng phối hợp xây dựng

4.6. Phương thức đặt câu hỏi

- Mentor thường có cơ hội đặt câu hỏi nhiều hơn để khai thác chuyên môn của người được cố vấn.

- Coachee đặt câu hỏi kích thích tư duy giúp coachee tự đưa ra các quyết định quan trọng, nhận thức rõ thay đổi hành vi cần thiết, từ đó lên chiến lược hành động.

4.7. Kết quả kỳ vọng

Mentoring: Kết quả mong đợi có thể thay đổi theo thời gian. Trọng tâm không phải là kết quả cụ thể, có thể đo lường mà là sự phát triển chung của người được cố vấn.

Coaching: Kết quả mong đợi từ mối quan hệ huấn luyện thường cụ thể và có thể đo lường được thông qua các dấu hiệu cải thiện hoặc thay đổi tích cực trong lĩnh vực hoạt động và mong muốn của coachee.

Qua phần 4,đã liệt kê các khía cạnh phần biệt giữa Mentoring và Coaching. Đến với phần cuối, các bạn sẽ được giới thiệu về Các mô hình mentoring phổ biến hiện nay để hiểu rõ hơn. Mời các bạn đón xem phần cuối của bài viết Mentor là gì? Những yếu tố cần có của một mentor giỏi.

CASTIHub (Tổng hợp)

 

 

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Mentor là gì? Những yếu tố cần có của một mentor giỏi (Phần 4) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Lên đầu trang