Kinh nghiệm
Thứ sáu , 30/06/2023, 00:00

Mentor là gì? Những yếu tố cần có của một mentor giỏi (Phần cuối)

.

Đến với phần cuối, bài viết sẽ giới thiệu các mô hình mentoring phổ biến mà thị trường hiên nay đang có bao gồm Mentoring 1:1, Mentoring dựa trên nguồn tiềm lực, Mentoring theo nhóm, Mentoring dựa trên sự huấn luyện, Mentoring cấp quản lý, điều hành

5. Các mô hình mentoring phổ biến hiện nay

Dưới đây là chi tiết về các mô hình mentoring phổ biến hiện nay:

- Mentoring 1:1: đây là hình thức mentoring phổ biến nhất hiện nay, mỗi mentor sẽ hướng dẫn cho chỉ một mentee. Vì số lượng ít nên thời gian và tâm sức người hướng dẫn dành cho mentee rất nhiều. Mối quan hệ này cũng sẽ phát triển nhanh nếu đôi bên cảm thấy phù hợp và đáp ứng kỳ vọng. Tất nhiên hình thức này cũng giúp dễ dàng chia sẻ khó khăn và vướng mắc của mình.

- Mentoring dựa trên nguồn tiềm lực: Ở mô hình này, các mentee sẽ là người có quyền lựa chọn một mentor mình yêu thích có trong danh sách. Họ cũng sẽ là người tự đưa ta đề xuất, mong muốn, lộ trình của quá trình mentoring. Đó chính là mục tiêu để cả hai cùng làm việc với nhau.

- Mentoring theo nhóm: Đây là mô hình giữ một mentor và nhiều mentee. Mentor sẽ phụ trách việc hướng dẫn, giúp đỡ cho cả một nhóm người trong một khoảng thời gian dài. Mô hình này sẽ khó khăn ở tính thống nhất và đồng bộ. Mỗi người cũng sẽ có một khả năng tiếp thu khác nhau nên dễ dẫn đến sự chênh lệch giữa các mentee. Tuy nhiên, nếu đủ tâm huyết và thời gian thì mô hình này sẽ tạo ra mentee có cùng chất lượng với số lượng nhiều, tiết kiệm được thời gian.

- Mentoring dựa trên sự huấn luyện: Mô hình này sẽ gắn bó với một chương trình huấn luyện cụ thể. Thông qua chương trình, mentor sẽ khám phá và khai thác tiềm năng ở một mentee. Từ đó, tạo điều kiện cho mentee ngày một phát triển và thành thạo các kỹ năng, công việc của một lĩnh vực nào đó. Mô hình này thường tập trung vào một khía cạnh nhất định. Mô hình này sẽ tập trung vào chuyên môn cụ thể.

- Mentoring cấp quản lý, điều hành: Đây là mô hình theo quy mô hệ thống từ bộ máy quản lý, điều hành xuống. Mô hình này mang tính đồng bộ cao và phát triển nhanh nếu như được thực hiện tốt. Ưu điểm của mô hình này chính là giúp hạn chế chảy máu chất xám ra bên ngoài, còn các mentee được học hỏi đa dạng từ nhiều mentor ở các lĩnh vực khác nhau.

CASTIHub (Tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Mentor là gì? Những yếu tố cần có của một mentor giỏi (Phần cuối) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Lên đầu trang