Marketing
Thứ ba , 23/05/2023, 00:00

Nghệ thuật trong chiến lược giảm giá của doanh nghiệp (Phần cuối)

.

3. Nghệ thuật trong các chiến lược giảm giá (tiếp theo)

3.5. Chiến lược giảm giá ngày lễ và theo mùa

Giảm giá trong những dịp lễ hội là điều khách hàng luôn mong chờ và cũng là cách để người bán kích thích mua sắm. Hãy xem cách Friendly’s giới thiệu về ưu đãi giảm giá của họ qua email trong dịp hè sôi động.

Chiến lược giảm giá ngày lễ và theo mùa

Giảm giá cũng là cách để doanh nghiệp kết nối lại với khách hàng cũ, hay những khách hàng trước đây chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Hãy đảm bảo rằng giảm giá có giới hạn trong một thời gian nhất định để tạo sự khan hiếm và thúc giục khách hàng nhanh chóng mua hàng để hưởng ưu đãi.

3.6. Giảm giá sản phẩm trong giỏ hàng

Một giỏ hàng online có nhiều sản phẩm chưa thanh toán bởi nhiều yếu tố: lỗi trang web, quy trình thanh toàn phức tạp, lỗi thẻ,…hay đơn giản là khách hàng đang cân nhắc mua hàng. Một nhân tố tác động lớn tới việc mua hàng là phí vận chuyển cao, khiến 48% khách hàng không hoàn tất việc mua hàng của họ. Vì vậy, để kích thích khách mua hàng, hãy đưa ra các mã giảm giá cho họ, có thể là giảm giá vận chuyển, giảm giá đơn hàng, hoàn tiền hay tặng quà nếu họ đặt mua sớm,…

3.7. Giảm giá số lượng

Một trong những chiến lược giảm giá phổ biến nhất giữa các doanh nghiệp bán lẻ là mua càng nhiều thì giá càng giảm. Hoặc thay vì giảm giá, người bán có thể tặng khách hàng sản phẩm, quà tặng miễn phí. Công thức phổ biến của phương pháp này thường là “mua X tặng Y” (mua 1 tặng 1) hoặc “mua X tính tiền Y” (mua 2 tính tiền 1) hoặc “mua kèm các sản phẩm khác sẽ tiết kiệm X nghìn đồng”,…

Ví dụ, thương hiệu Blume đưa ra chiến dịch mua 2 tặng 1 để kích thích khách hàng mua sản phẩm của họ.

Giảm giá số lượng

4. Mẹo dành cho giảm giá

Bất cứ hành động giảm giá nào của doanh nghiệp, không phải ngẫu nhiên mà đều nằm trong chiến lược của họ. Do đó, cần xác định trước tình hình và mục tiêu kinh doanh của người bán, từ đó mới đưa ra chiến lược giảm giá phù hợp. Dưới đây là một số mẹo dành cho bạn khi thực hiện các chiến lược giảm giá:

  • Không nên coi giảm giá là phương pháp dài hạn, đây chỉ là một biện pháp tạm thời
  • Hãy gia tăng giá trị sản phẩm (như tặng kèm, nâng cấp sản phẩm, sản phẩm bổ sung,…) thay vì chỉ tập trung giảm giá thành
  • Giới hạn thời gian giảm giá để tránh ảnh hưởng tới doanh số bán hàng
  • Lựa chọn chiến lược giảm giá phù hợp dựa trên nhu cầu của khách hàng và mục đích của doanh nghiệp
  • Không giảm giá quá thường xuyên vì sẽ tạo thói quen cho khách hàng: chỉ khi giảm giá mới đi mua hàng
  • Cá nhân hóa các ưu đãi giảm giá cho từng phân khúc khách hàng
  • Sử dụng các công cụ tự động hóa quy trình bán hàng để theo dõi các chiến dịch giảm giá và số liệu thống kê của chúng.

5. Xây dựng chiến lược giảm giá của riêng mình

Một chiến dịch giảm giá phức tạp và được cân nhắc kỹ lưỡng đòi hỏi một hướng đi đúng đắn và cách tiếp cận thông minh. Doanh nghiệp có thể tự tạo một chiến dịch giảm giá cho riêng mình bằng cách phối hợp các phương thức giảm giá phù hợp nhất với mình và thu hút nhiều khách mua hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng AI trong hành trình mua của khách hàng để hỗ trợ theo dõi và thực hiện các chiến lược giảm giá một cách hiệu quả nhất.

Casti Hub dịch

Nguồn: Searchenginejournal.com

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Nghệ thuật trong chiến lược giảm giá của doanh nghiệp (Phần cuối) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Lên đầu trang