Marketing
Thứ hai , 22/05/2023, 00:00

Startup Marketing: User Generated Content là gì? Ưu điểm và ví dụ (Phần 2)

.

4. Ví dụ về User generated content

Có rất nhiều ví dụ về UGC để minh chứng cho sự thành công của nó. Vào năm 2011, Coke đã giới thiệu chiến dịch Share a Coke cực kỳ nổi tiếng của mình, trong đó hãng in các các tên khác nhau lên chai nước. Sau đó, thông qua hoạt động Marketing và trưng bày trong cửa hàng, khách hàng đã được khuyến khích để đăng ảnh mua hàng của họ trên mạng xã hội với hashtag #ShareaCoke.

Chiến dịch ShareaCoke của Coca Cola

Sau thành công đó, Share a Coke đã ngừng hoạt động vào năm 2018. Tuy nhiên, chiến dịch vẫn là một sự khẳng định tác dụng mà UGC  mang lại cho các doanh nghiệp. Ngoài Share a Coke một số ví dụ khác về UGC  mà bạn có thể tham khảo:

  • Trinidad Sandoval – một phụ nữ 54 tuổi ở Missouri, đã tạo một clip TikTok cho thấy tác dụng của kem dưỡng mắt của Peter Thomas Roth, điều đó nhận được nhiều sự yêu thích của người tiêu dùng. Mức độ lan truyền của video đã giúp cho sản phẩm bán hết trong vòng chưa đầy một tuần
  • Maybelline, The Pink Stuff và Aerie – các thương hiệu trong ngành mỹ phẩm. đều được báo cáo là bán hết sản phẩm trong một khoảng thời gian ngắn hoặc trong tình trạng thường xuyên thiết hàng cung cấp cho khách  sau khi các bài đăng do người dùng tạo ra và lan truyền rộng rãi
  • GoPro – nhà cung cấp camera và phụ kiện hàng đầu, đã xây dựng thương hiệu của mình bằng các video UGC. GoPro trao 1 triệu đô cho khách hàng mỗi năm thông qua một chương trình thi đấu. Rất nhiều người đã cạnh tranh với nhau bằng cách đăng các clip hấp dẫn nhất của họ khi sử dụng thiết bị GoPro. Đó có thể là các video về lướt sóng, nhảy dù, trượt tuyết, đua xe,…
  • Wayfair – cửa hàng nội thất trực tuyến, đã truyền cảm hứng cho khách hàng của mình chia sẻ những bức ảnh về khu vực sinh hoạt của họ thông qua chiến dịch #WayfairAtHome. Nó giúp mọi người có ý tưởng thiết kế nội thất cho ngôi nhà của họ và tạo ra cảm giác thân thiện xung quanh các sản phẩm nội thất Wayfair.

Chiến dịch #WayfairAtHome của Wayfair

  • Jennifer Taylor – công ty nội thất gia đình, lấy ảnh UGC từ trang cá nhân của khách hàng trên các nền tảng truyền thông xã hội và đưa chúng vào trang sản phẩm của họ (điều kiện là có sự cho phép của khách hàng – đây là điều bạn cần làm khi khai thác UGC). Để thương hiệu thấy được những nội dung đó, người dùng gắn thẻ nội dung của họ bằng hashtag  #jentayhome.
  • Starbucks – tổ chức cuộc thi cốc trắng vào năm 2014 đã tăng sự tương tác và tạo sự phấn khích cho khách hàng  bằng cách yêu cầu họ vẽ lên cốc trắng – chưa có họa tiết gì của Starbucks. Sau đó, khách hàng sẽ gửi ảnh dự thi của họ. Những bản vẽ giành chiến thắng sau đó đã được in lên những chiếc cốc Starbucks phiên bản giới hạn. Tổng kết lại chương trình đã có 4000 khách hàng gửi bài dự thi.

Còn tiếp…

Casti Hub dịch

Nguồn: Searchenginejournal.com

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Startup Marketing: User Generated Content là gì? Ưu điểm và ví dụ (Phần 2) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Lên đầu trang