Marketing
Thứ hai , 22/05/2023, 00:00

Ứng dụng của IoT (Internet Of Things) trong Marketing (Phần 2)

.

3. Một số ví dụ về IoT Marketing

Sự gia tăng trong việc áp dụng công nghệ thông minh không chỉ tạo ra dữ liệu, tăng trải nghiệm; nó cũng có ý nghĩa rất lớn đối với chiến dịch Marketing của các doanh nghiệp. Để tránh sự gián đoạn trong kinh doanh, các thương hiệu cần bắt kịp xu hướng công nghệ mới như IoT.

Màn hình, camera, ổ khóa, phích cắm thông minh, camera, chuông cửa,… thông minh ngày càng được nhiều người quan tâm. Cùng xem một số ví dụ về IoT Marketing để kết nối với các chiến dịch sản phẩm, định vị thương hiệu và content Marketing.

3.1. Chiến dịch sản phẩm dựa trên IoT

Nhúng sản phẩm hiện có của doanh nghiệp với các cảm biến để kết nối IoT. Điều này sẽ đưa hoạt động Marketing của bạn sang bước tiếp theo, cho phép khách hàng chia sẻ dữ liệu hoặc nội dung độc đáo của họ. Những dữ liệu đó được chuyển tiếp tới hệ thống để có những hoạt động phân tích nhằm đưa ra định hướng cho chiến lược.

Việc sử dụng phần mềm và phần cứng khi kết nối IoT cần đầu tư nhiều, nhưng mang lại hiệu quả tốt cho doanh nghiệp. Ví dụ: Diageo – công ty đồ uống, sử dụng các video rượu whisky do khách hàng ghi lại để có thể mở rộng tệp khách hàng từ chiến dịch.

3.2. Định vị địa lý

Điện thoại thông minh đang trở nên hữu ích hơn trong IoT Marketing, do mức độ phổ biến và sử dụng rộng rãi của chúng trên toàn cầu. GPS tích hợp trong các thiết bị thông minh được sử dụng để các doanh nghiệp định vị các khu vực lân cận lân cận. Vì vậy, khi được kết hợp với tính năng định vị địa lý, điện thoại thông minh có thể giúp bạn phát hiện những khách hàng có mức độ quan tâm đang ở gần doanh nghiệp hoặc cửa hàng của bạn.

Ví dụ: Internet of Things có thể thông báo cho doanh nghiệp của bạn khi có người mua. Đồng thời, nó cũng giúp gửi thông báo về phiếu giảm giá, ưu đãi để khách hàng có thể ghé thăm cửa hàng và mua sản phẩm.

Ví dụ : Burger King thực hiện kỹ thuật IoT định vị địa lý để đạt được nhiều thành hơn. Họ đã phát động một chiến dịch có tên là “Whopper for a Penny”. Điều này có nghĩa là bất kỳ khách hàng nào của McDonald’s trong phạm vi 600 feet (182m) sẽ nhận được thông báo trên điện thoại thông minh của họ và được chuyển hướng đến cửa hàng Burger King để mua với mức giá cô cùng ưu đãi.

3.3. Tem nhãn sản phẩm thông minh

Khách hàng hiện tại là điểm khởi đầu tốt nhất cho phát triển chiến dịch mới. Họ thể hiện sự quan tâm đến đề xuất giá trị kinh doanh và sẵn sàng mua thêm hoặc giới thiệu doanh nghiệp tới người khác.

Các doanh nghiệp có thể áp dụng sử dụng QR dán lên trên sản phẩm của họ để khách hàng có thể quét mã bằng thiết bị di động của họ. Điều này sẽ khách hàng đến các trang thông tin sản phẩm liên quan, bao gồm: giải đáp về sản phẩm, trải nghiệm tại cửa hàng, giảm giá,…

Ví dụ: một nhà hàng dự định đặt mã QR có thể quét được trên bàn ăn, khách hàng quét mã và sẽ biết thông tin món ăn đặc biệt hôm nay, ưu đãi đồ uống và nhiều lợi ích khác. Ngoài ra, một số doanh nghiệp cho phép khách hàng quét mã QR và tham gia thử thách để đổi mã giảm giá cho bữa ăn.

Còn tiếp…

Casti Hub dịch

Nguồn: Searchenginejournal.com

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Ứng dụng của IoT (Internet Of Things) trong Marketing (Phần 2) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Lên đầu trang