Marketing
Thứ năm , 18/05/2023, 00:00

Xung Đột Theo Chiều Ngang Là Gì? Cách Giải Quyết Horizontal Conflict (Phần cuối)

.

4. Cách giải quyết Horizontal Conflict (tiếp theo)

4.3. Tạo một mức giá tiêu chuẩn cho các sản phẩm

Một nguyên nhân phổ biến dẫn tới đột kênh theo chiều ngang là do giá cả sản phẩm. Nếu một nhà phân phối bán sản phẩm của doanh nghiệp cho các cửa hàng bán lẻ với giá thấp hơn nhà phân phối khác, điều này có thể gây ra sự xung đột giữa các nhóm trong kênh. Đưa ra một mức giá chung cho sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp loại bỏ rủi ro về giá, cạnh tranh và có thể cung cấp mức giá ổn định cho người tiêu dùng. Bởi khi có mức giá chung, các nhà bán lẻ trong kênh của bạn đều có thể bán sản phẩm của bạn với cùng một mức giá.

4.4. Tạo hợp đồng giữa các thành viên trong kênh phân phối

Hãy xây dựng một hợp đồng phân phối, cái mà giúp doanh nghiệp có nhiều quyền kiểm soát đối với những ai có thể bán sản phẩm và cách các thành viên trong kênh phân phối bán sản phẩm. Có một hợp đồng đủ mạnh với sự ràng buộc về mặt pháp lý sẽ giúp các thành viên trong kênh phân phối tôn trọng mong muốn của doanh nghiệp về sản xuất, nhờ đó có thể giúp loại bỏ các xung đột kênh. Ngoài ra, hãy cân nhắc việc thuê một luật sư hoặc chuyên gia để giúp bạn soạn thảo và đàm phán với các bên để ký kết hợp đồng, sau đó bạn có thể đạt được quyền tự chủ hợp lý đối với sản phẩm của mình.

4.5. Thiết lập nhiều kênh

Thiết lập nhiều kênh có nghĩa là sử dụng nhiều hơn một nhà bán lẻ hoặc nhà phân phối để giúp đưa sản phẩm của bạn đến người tiêu dùng. Điều này có thể giúp giảm thiểu rủi ro xảy ra xung đột theo chiều ngang và cho phép doanh nghiệp của bạn mở rộng hoạt động kinh doanh mở rộng kênh bán hàng. Ví dụ: bạn có thể sử dụng một nhà sản xuất tư nhân để tạo ra sản phẩm của mình, hai nhà bán lẻ lớn khác nhau để bán sản phẩm cũng như thiết lập cửa hàng trực tuyến chính thức của doanh nghiệp. Ngoài việc tránh xung đột kênh, đây là một số lợi ích khác mà việc thiết lập nhiều kênh phân phối có thể mang lại:

  • Tăng trưởng: Cung cấp cho người tiêu dùng nhiều cách hơn để mua sản phẩm có thể tăng doanh thu và phát triển doanh nghiệp
  • Giảm giá sản xuất: Việc cho phép nhiều nhà bán lẻ hoặc nhà phân phối bán sản phẩm của bạn có thể tăng sản lượng sản xuất. Điều này có thể giúp doanh nghiệp được giảm chi phí sản xuất..
  • Khả năng tiếp cận: Có nhiều kênh phân phối cho phép người tiêu dùng tiếp cận sản phẩm của doanh nghiệp một cách dễ dàng và đảm bảo rằng khách hàng có thể mua sản phẩm của bạn bất cứ khi nào có nhu cầu
  • Tăng độ nhận diện thương hiệu: Nếu sản phẩm của doanh nghiệp dễ tiếp cận hơn với người tiêu dùng, đồng nghĩa rằng hình ảnh, tên gọi của thương hiệu cũng sẽ được nhiều người biết tới hơn. Điều này có thể mang lại những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp
  • Tạo sự thuận tiện: Có nhiều hơn một kênh phân phối sẽ tạo điều kiện cho tất cả khách hàng tham gia hành trình tìm hiểu và mua sản phẩm. Số lượng kênh phân phối ngày càng mở rộng cũng có thể tạo sự thuận tiện cho các đại lý, nhà phân phối cung cấp sản phẩm tới người tiêu dùng

Xung đột kênh theo chiều ngang hay chiều dọc đều ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần nhận ra những xung đột đó ngay từ đầu để có thể khắc phục nó trước khi gây ảnh hưởng tới người tiêu dùng.

Nguồn: searchenginejournal.com

Casti Hub dịch

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Xung Đột Theo Chiều Ngang Là Gì? Cách Giải Quyết Horizontal Conflict (Phần cuối) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Lên đầu trang