Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 08/08/2019, 08:45

8X khởi nghiệp với 10 cửa hàng bánh mì kẹp Kebab Torki

Đang có một công việc nhà nước ổn định, chị Thanh Lan, 32 tuổi, quyết định nghỉ việc để kinh doanh với 10 cửa hàng bánh mì Thổ Nhĩ Kì thương hiệu Kebab Torki trên địa bàn TP. Huế.

Chị Lê Thị Thanh Lan, 32 tuổi, sau khi tốt nghiệp Đại học kinh tế TP.HCH, chị trở về Huế và làm việc trong Công Ty Cổ Phần Dược Trung Ương Medipharco. Thu nhập không quá cao nhưng công việc này đem lại sự ổn định cho bản thân chị. Hơn nữa, làm việc trong một cơ quan nhà nước cũng là mơ ước mà nhiều bạn bè cùng trang lứa mong mỏi. 3 năm trước, chị Thanh từng bắt đầu khởi nghiệp với một thương hiệu mì cay của diễn viên Quốc Trường, đúng thời điểm món ăn này đang là xu hướng “hot” của giới trẻ. Đến nay, mặc dù trào lưu mì cay đã qua “cơn sốt” nhưng cửa hàng vẫn duy trì được lượng khách đều đặn vì chất lượng món ăn và phong cách phục vụ chu đáo của chủ quán.

Chị Thanh Lan, 8X bỏ việc nhà nước mở loạt cửa hàng bánh mì Kebab Torki tại TP.Huế.

Bản thân là cử nhân kinh tế, vốn có sẵn máu kinh doanh, tháng 7.2018, chị tiếp tục thử sức với chuỗi cửa hàng bánh mì Thổ Nhĩ Kì của thương hiệu Kebab Torki. Quầy bánh mì đầu tiên được khai trương tại địa chỉ 30 Trường Chinh, TP Huế, ngay trước mặt tiền của tiệm mì cay. Sau hơn 1 năm hoạt động, đến nay, chị Thanh đã mở đến chi nhánh thứ 10, phủ sóng khắp địa bàn thành phố.

Vừa làm nhà nước vừa kinh doanh, cảm thấy khó có thể dung hòa được hai việc cùng một lúc, chị quyết định từ bỏ công việc nhà nước để theo đuổi đam mê của bản thân.

Khi biết thương hiệu này có ở Đà Nẵng, mình đã vào tận nơi tìm hiểu thì thấy chất lượng và hương vị phù hợp để bán tại Huế. Sau một thời gian thử chạy, cửa hàng bánh mì của mình được người dân đón nhận rất nhiệt tình. Sau đó mình mới phát triển ra các cơ sở khác trong thành phố”, 8X chia sẻ lý do mở thương hiệu bánh mì Kebab Torki.

Nghỉ việc nhà nước, 8X khởi nghiệp với 10 cửa hàng bánh mì kẹp Kebab Torki - 2Nhấn để phóng to ảnh

Thương hiệu bánh mì Kebab Torki với vỏ bánh giòn, hương vị đậm đà, phù hợp khẩu vị nhiều người.

Bánh mì Kebab Torki do anh Lê Quốc Thạch, 30 tuổi, TP.HCM sáng lập. Đây là thương hiệu bánh mì kẹp lấy cảm hứng từ bánh mì Thổ Nhĩ Kì, nhưng được “thuần Việt” với nguyên liệu và khẩu vị phù hợp với người Việt Nam. Vỏ bánh mỏng, giòn kết hợp với cây thịt heo nướng đậm đà. Khi ăn dùng với rau thơm và nước sốt đặc trưng do Torki tự phê chế, tạo nên một chiếc bánh mì hấp dẫn, nhiều dinh dưỡng.

Vì mình kinh doanh thương hiệu nên theo theo cảm nhận cá nhân thì quy trình làm bánh, chất lượng bánh rất tốt. Một ổ bánh mì có giá 17.000 đồng, mặc dù có thể nhiều người so sánh với một tô bún bò có giá từ 20-25.000 đồng, nhưng mình đề cao chất lượng. Trong một ổ bánh mì có đầy đủ thành phần tốt cho sức khỏe, phù hợp với người miền Trung, đáp ứng tốt một bữa ăn nhanh”, chị Lan nói.

Đầu năm 2019, chị Thanh Lan còn tiếp nhận công nghệ và tự mở một lò bánh mì riêng tại Huế. Không chỉ cung cấp đế bánh mì cho 10 cửa hàng của mình tại thành phố, lò bánh mì này còn là đơn vị phân phối đế bánh cho khắp thị trường Bắc Trung bộ.

Lúc trước mình nhập hàng ở Đà Nẵng nhưng phương tiện đi lại gặp nhiều khó khăn. Mình muốn được thoải mái và chủ động nguồn nguyên liệu nên tự đưa về làm luôn”, chị Lan chia sẻ.

Là người có kinh nghiệm kinh doanh thương hiệu nhượng quyền, chị Thanh cho biết không cảm thấy khó khăn khi bắt đầu với Kebab Torki, thậm chí còn được hỗ trợ rất nhiều.

Phía Kebab Torki cung cấp nguyên liệu chuẩn, đảm bảo chất lượng, hỗ trợ đào tạo tay nghề chế biến, tiếp cận quy trình thực hiện, thành phẩm tiêu chuẩn cho đối tác. Theo chị Thanh chia sẻ, Kebab Torki còn hỗ trợ cung cấp các gia vị, nước sốt, tăm và giấy gói độc quyền. Trong thời gian đầu, Kebab Torki hỗ trợ về mảng quảng cáo, marketing qua các kênh như báo, stand card để bàn, website, Fanpage.

Không chỉ có hệ thống nhà phân phối ở các vùng miền, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của đối tác, Kebab Torki còn thường xuyên kiểm tra, đối chiếu để đảm bảo chất lượng và quy trình chuẩn ở mỗi cửa hàng. Điều này đã giúp bên được nhượng quyền có ý thức làm đúng hợp đồng, giảm thiểu rủi ro, đồng thời góp phần bảo vệ người tiêu dùng và thương hiệu Kebab Torki trên thị trường một cách lâu dài.

Vốn đầu tư không quá lớn, khi làm sẽ thu hồi nhanh hơn. Bản thân mình nghĩ, nếu ai có một chút đam mê kinh doanh, hoặc muốn tập tành kinh doanh những bước đầu tiên để chuẩn bị cho những dự án lớn hơn, thì việc kết hợp với chuỗi bánh mì Kebab Torki cũng rất đáng nên thử”, bà chủ 8X nói.

Theo Khoinghiep.org.vn

Bạn đang đọc bài viết Dự án: 8X khởi nghiệp với 10 cửa hàng bánh mì kẹp Kebab Torki tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 10/01/2019, 15:08
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 05/03/2019, 00:00
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 14/03/2019, 15:00
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 14/03/2019, 15:00
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 19/03/2019, 10:12
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 19/03/2019, 01:59
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 19/03/2019, 02:32
Lên đầu trang