Kiến thức - Kỹ năng
Thứ ba , 06/06/2023, 15:56

Bài học kinh doanh cho người khởi nghiệp (phần 2)

.

3. Bán hàng là trọng tâm số 1

Khởi đầu cho một mô hình khởi nghiệp người ta thường chú tâm nhiều vào xây dựng thương hiệu. Nhiều chủ doanh nghiệp bỏ ra rất nhiều công sức, tiền bạc để góp phần khẳng định dấu ấn thương hiệu của mình trên thị trường.

Mặc dù xây dựng thương hiệu “tên tuổi” trong thị trường ngách đang kinh doanh là việc làm quan trọng. Nhưng khi doanh thu còn hạn chế, thậm chí chưa có thể tạo ra doanh thu thật sự thì việc đầu tư “quá nhiều” vào thương hiệu mà quên đi mục tiêu bán hàng thật sự là việc làm “mạo hiểm”.

Doanh nghiệp khởi nghiệp càng có doanh thu sớm thì việc mở rộng quy mô sẽ nhanh hơn nhiều. Nắm chắc được một ngân sách lớn trong tay thì việc thuê nhân viên, thuê ngoài nhằm mục đích mở rộng sản xuất trở nên dễ thở hơn nhiều.

4. Mở rộng số lượng khách hàng tiềm năng

Đối với các công ty khởi nghiệp, mở rộng khách hàng tiềm năng nên được thực hiện liên tục. Bởi giai đoạn đầu đi vào hoạt động thường có rất ít khách hàng trung thành với thương hiệu còn “non trẻ”. Mở rộng phạm vi tiếp cận với nhiều người có khả năng sẽ mua hàng chính là cách để thúc đẩy gia tăng lợi nhuận.

Theo thống kê từ Hubspot cho thấy 65% các nhà tiếp thị cho biết việc tạo lưu lượng truy cập và khách hàng tiềm năng được xem là thách thức hàng đầu của họ.

Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện tiếp thị kỹ thuật số đã giúp các công ty khởi nghiệp mở rộng danh sách khách hàng lên đáng kể. Thiết kế website, thực hiện quảng cáo trả tiền, đầu tư vào nội dung chất lượng và tham gia bán hàng đa kênh là những cách tìm kiếm khách hàng mới vừa hiệu quả lại có phần “tiết kiệm.

5. Theo dõi số liệu

Bắt đầu khởi nghiệp và điều hành một công ty sẽ cần điều phối nhiều bộ phận lồng ghép khác nhau. Trong giai đoạn khởi động với ít nhân lực thì cần thiết nhất vẫn là duy trì yếu tốt tổng thể hài hòa.

Trong một nghiên cứu thực hiện bởi CBI Insights đã chỉ ra một số lý do thất bại cho các công ty khởi nghiệp trong đó có: Sự yếu kém trong việc quản lý những số liệu. Bởi số liệu là thứ “biết nói”. Nó sẽ báo cáo cho chủ doanh nghiệp biết về sức khỏe tổng thể của toàn công ty.

04 số liệu quan trọng chiến lược đáng được theo dõi trong giai đoạn khởi nghiệp như sau:

  • Chi phí trên mỗi khách hàng tiềm năng: Chỉ số hàng đầu về chi phí trên mỗi lần mua lại của khách hàng và nó có sinh lời cho doanh nghiệp hay không
  • Tỉ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng: Có bao nhiêu người trở thành khách hàng tiềm năng sau mỗi lần quảng cáo, thúc đẩy tăng nhận thức của khách hàng
  • Tỷ lệ khách hàng tiềm năng biến đổi thành khách hàng trả tiền: Đây là một trong những cách tổng thể tốt nhất để đo lường hiệu quả phễu bán hàng của doanh nghiệp
  • Tỉ lệ bán hàng trung bình mỗi tháng: Vào thời điểm doanh nghiệp có khách hàng tiềm năng đến mức họ sẵn sàng trả tiền, 90% công việc được thực hiện. Tối đa hóa giá bán trung bình là một trong những cách chắc chắn nhất để tăng doanh thu tổng thể và cho phép bạn duy trì lợi nhuận ngay cả khi chi phí quảng cáo tăng.

CASTI Hub (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Bài học kinh doanh cho người khởi nghiệp (phần 2) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 14:53
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 15:52
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:01
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:12
Lên đầu trang