Kiến thức - Kỹ năng
Thứ ba , 26/03/2024, 00:00

Các công cụ hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo (Phần 3)

.

Các chương trình tăng tốc khởi nghiệp

Các chương trình tăng tốc khởi nghiệp là các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp KN&ĐMST hướng đến các doanh nghiệp KN&ĐMST có đội ngũ có kỹ năng và tổ chức tốt, có ý tưởng kinh doanh hợp lý và có kỳ vọng tăng trưởng (quốc tế) cao.

Mô tả các đặc điểm của các chương trình tăng tốc khởi nghiệp

Nội dung

Mô tả

Mô tả và mục đích

Các chương trình tăng tốc khởi nghiệp là các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp KN&ĐMST tập trung vào các nhóm có kỹ năng và tổ chức tốt, nhất là có kỳ vọng tăng trưởng quốc tế mạnh. Các chương trình này thường cung cấp cho các doanh nghiệp KN&ĐMST các sự kiện được lên chương trình, cố vấn KN&ĐMST tăng cường và đầu tư giai đoạn ban đầu để đổi lấy cổ phần trong công ty. Mục tiêu là để hỗ trợ doanh nghiệp KN&ĐMST tăng trưởng nhanh và mở rộng ý tưởng kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất đinh (thông thường là 3-6 tháng). Nhiều chương trình tăng tốc khởi nghiệp có lĩnh vực tập trung cụ thể, ví dụ một ngành trọng điểm hoặc tập trung theo dân cư (ví dụ phụ nữ hoặc doanh nghiệp trẻ).

Tổ chức

Các chương trình tăng tốc khởi nghiệp có thể được tổ chức theo nhiều cách: tư nhân, nhà nước hoặc thậm chí là hợp tác công tư. Các chương trình tăng tốc khởi nghiệp thường là các chương trình ngắn và sâu, vì thế nó đòi hỏi sự tham gia mạnh từ tất cả các đối tượng: nhà tổ chức, doanh nghiệp KN&ĐMST, nhà cố vấn và nhà đầu tư. Chương trình tăng tốc thành công nhất đã xây dựng thương hiệu, khái niệm toàn cầu và hoạt động tại nhiều nước trên thế giới.

Nguồn vốn và mô hình kinh doanh

Cơ bản là cấp vốn bởi các nhà đầu tư (tư nhân) để đổi lấy cổ phần trong công ty. Một số chương trình tăng tốc (ví dụ “tăng tốc vì tác động xã hội”, tập trung vào giải quyết các thách thức xã hội) có thể được tài trợ hoặc đồng tài trợ bởi nhà nước. Đồng thời, nhiều tập đoàn đã khởi động chương trình tăng tốc của riêng mình nhằm đẩy nhanh tốc độ R&D hoặc để sử dụng các công nghệ của họ.

Điều kiện về luật pháp và quy định

Các chương trình tăng tốc như vậy thường không được điều chỉnh trong luật và quy định. Tuy nhiên, vì nhiều chương trình tăng tốc cũng đầu tư vào doanh nghiệp KN&ĐMST, chính phủ cần chú ý để không ngăn cản điều này thông qua các quy định của mình.

Các điều kiện khác

Các chương trình tăng tốc đòi hỏi có HST KN&ĐMST mạnh với đủ số lượng các doanh nghiệp KN&ĐMST chất lượng cao và vốn đầu tư mạo hiểm sẵn có. Giống như với vườn ươm, vận hành một chương trình tăng tốc là một công việc cần nhiều nhân lực. Bên cạnh cơ quan tổ chức, nó đòi hỏi nhiều doanh nghiệp KN&ĐMST có tiềm năng, các cố vấn có kinh nghiệm cũng như các nhà đầu tư có khả năng chấp nhận rủi ro.

Vai trò của khu vực công và chính phủ

Chính phủ có thể tham gia vào khuyến khích các chương trình tăng tốc như thông qua hợp tác công tư, qua đó cơ quan nhà nước đóng vai trò như nhà đầu tư, nhưng cũng tham gia vào tuyển chọn, đánh giá và lựa chọn, đồng thời tích cực thúc đẩy chương trình tới các doanh nghiệp KN&ĐMST tiềm năng. Tuy nhiên, một khi thị trường của các chương trình tăng tốc tư nhân đã hoạt động, chính phủ nên tránh can thiệp vào bằng các chương trình do nhà nước cấp vốn.

Các yếu tố thành công

Yếu tố thành công của chương trình tăng tốc phần lớn là giống với chương trình ươm tạo, nhưng cũng có yếu tố khác biệt. Vai trò của nhà đầu tư và nguồn vốn là thiết yếu khi thành lập một chương trình tăng tốc.

Một chương trình tăng tốc thành công cần có nguồn tài chính ổn định để có thể cấp vốn cho các công ty được lựa chọn vào chương trình. Yếu tố hỗ trợ tài chính của chương trình tăng tốc, mặt khác, lại đòi hỏi mức độ tuyển lựa cao hơn đối với các thành viên tham gia, khi so với chương trình ươm tạo, bởi vì chương trình tăng tốc phải nhận rủi ro lớn hơn khi cấp một nguồn vốn cố định cho doanh nghiệp KN&ĐMST tham gia chương trình (thường là để đổi lấy cổ phần). Để thu hút được những doanh nghiệp KN&ĐMST tốt nhất có tiềm năng thành công và tăng trưởng cao nhất, điều quan trọng là chương trình tăng tốc phải đảm bảo chất lượng và chuyên môn cao của đội ngũ cố vấn cũng như tiếp cận được với khách hàng và mạng lưới. Điều này dẫn tới một yếu tố khác có thể là thiết yếu tới sự thành công của chương trình: đó là trọng tâm. Nhiều chương trình tăng tốc đã chọn tập trung vào một ngành nhất định để có thể đưa các doanh nghiệp KN&ĐMST tiềm năng nhất đến với những cố vấn, nhà đầu tư và các chuyên gia có ảnh hưởng nhất trong ngành đó. Điều này cũng đảm bảo ổn định luồng thương vụ cho các nhà đầu tư quan tâm đến việc cấp vốn cho một ngành hoặc lĩnh vực trọng tâm cụ thể nào đó.

Đo lường và kiểm soát chất lượng

Một số thước đo liên quan đến sự thành công và hoạt động của các chương trình tăng tốc là, ví dụ, số lượng đơn tham gia chương trình, số lượng doanh nghiệp được hỗ trợ, số lượng đầu tư tiếp tục huy động được hoặc số doanh nghiệp bán được từ các doanh nghiệp KN&ĐMST tham gia, tỷ lệ sống sót của các doanh nghiệp KN&ĐMST tham gia, số lượng các thành viên cũ và các cố vấn trong mạng lưới của chương trình.

Còn tiếp…

Casti Hub tổng hợp

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Các công cụ hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo (Phần 3) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 14:53
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 15:52
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:01
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:12
Lên đầu trang