Kiến thức - Kỹ năng
Thứ ba , 23/05/2023, 00:00

Các mô hình phát triển sản phẩm mới (Phần 1)

.

1.  Tầm quan trọng của việc phát triển sản phẩm mới

Phát triển sản phẩm mới có vai trò quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp bởi:

  • Nhu cầu khách hàng thay đổi: khách hàng ngày càng khó tính hơn trong việc cân nhắc và lựa chọn sản phẩm bởi ngày nay có nhiều sản phẩm thay thế đa dạng và thậm chí là thu hút hơn.
  • Sự cạnh tranh gia tăng từ các đối thủ: thị trường ngày càng mở rộng và thích ứng nhanh chóng với sự biến đổi của môi trường, vì vậy, nhiều công ty sẽ tiến hành mở rộng danh mục sản phẩm, dịch vụ nếu thấy được sự tiềm năng.
  • Công nghệ ngày càng phát triển: công nghệ phát triển đem tới các công cụ và quy trình thuận tiện để phát triển và hoàn thiện sản phẩm.
  • Nhiều cơ hội mới rộng mở: các cơ hội về thị trường và khách hàng luôn rộng mở một khi dân số trên thế giới còn tăng. Vì vậy, không giống với các sản phẩm được sản xuất đại trà và bán hàng loạt như trong quá khứ, các sản phẩm càng đáp ứng được nhu cầu cụ thể của nhóm khách hàng giống nhau sẽ được đánh giá cao và thành công.
  • Tận dụng các nguồn lực có sẵn: doanh nghiệp nên tận dụng các nguồn lực có sẵn của công ty (máy móc, vật tư, nhân lực,…) để đa dạng hóa danh mục sản phẩm, sử dụng tối đa hiệu quả sản xuất của công ty.
  • Tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp/ thương hiệu: khách hàng sẽ xem xét những sự độc đáo, cải tiến của sản phẩm như là một thứ giúp gia tăng giá trị cho sản phẩm hoặc doanh nghiệp.

2.  Mô hình Stage Gate

2.1. Mô hình Stage Gate là gì?

Mô hình Stage Gate được tiếp cận theo 5 giai đoạn và 4 cổng, là một quy trình phát triển sản phẩm mới. Thuật ngữ Stage Gate lần đầu xuất hiện vào năm 1988, được giới thiệu bởi Robert G. Cooper trong một bài báo được xuất bản trong báo “Tạp chí Quản lý Marketing” (Journal of Marketing Management).

Mô hình Stage Gate được ứng dụng nhiều trong quy trình sáng tạo (innovation), quy trình này được chia thành năm giai đoạn chính (stage), mỗi giai đoạn được thực hiện trước một cổng và có tất cả tổng cộng 4 cổng (gate)

Trước mỗi cổng, doanh nghiệp sẽ ra quyết định xem nên tiếp tục quy trình đó hay không. Quyết định này được dựa trên những dự đoán và thông tin có sẵn vào thời điểm đó để đánh giá chất lượng của ý tưởng ở mỗi cửa.

Các quyết định bao gồm:

  • Go (đi tiếp) nếu ý tưởng tốt để đi đến cổng tiếp theo.
  • Kill (Loại bỏ) nếu ý tưởng đó không đủ tốt để tiến xa hơn và ngay lập tức bị loại bỏ.
  • Hold (Duy trì) nếu ý tưởng đó không quá tệ cũng không quá tốt nhưng có thể được giữ lại để sửa đổi và dùng lại sau đó.
  • Recycle (Tái sử dụng) ý tưởng đủ tốt để tiến xa hơn, bên cạnh đó có một vài sự thay đổi.

Mô hình Stage Gate

Còn tiếp…

Casti Hub tổng hợp

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Các mô hình phát triển sản phẩm mới (Phần 1) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 14:53
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 15:52
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:01
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:12
Lên đầu trang