Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 04/03/2021, 10:00

Câu chuyện khởi nghiệp dự án Hampton Creek của CEO Josh Tetrick

.

Dự án khởi nghiệp lĩnh vực công nghệ thực phẩm Hampton Creek tại San Francisco đang được CEO Josh Tetrick lập kế hoạch phát triển ngày một lớn mạnh.

Hampton Creek một công ty khởi nghiệp nằm tại khu công nghệ cao SoMa, thành phố San Francisco, Mỹ do Josh Tetrick sáng lập, sản xuất trứng "giả" theo công thức chiết xuất và tổng hợp từ thực vật với giá thành rẻ hơn giá trứng thật trên thị trường đến 48%, tốt cho sức khỏe hơn và mang tính nhân đạo hơn. Hiện công ty đang sản xuất các thực phẩm thay thế trứng cho các dòng sản phẩm như xốt mayonnaise và bột nấu ăn nhằm cung cấp trứng làm từ thực vật cho ngành công nghiệp trứng trị giá nhiều tỉ USD hiện nay. Công ty đã thu hút tới 30 triệu USD đầu tư từ Khosla Ventures, Collaborative Fund, và Horizons Ventures.

CEO Josh Tetrick chia sẻ, động lực thúc đẩy anh cải tổ hệ thống thực phẩm hiện tại xuất phát từ những trải nghiệm tại châu Phi, nơi anh đã dành 7 năm làm việc cho một dự án liên quan tới xóa đói giảm nghèo, trồng trọ và giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng. Bên cạnh đó, một động lực lớn khác tới từ tình trạng sức khỏe của bản thân. Khi đang học tại trường luật, Josh Tetrick đã được dự đoán mắc bệnh cơ tim phì đại. Theo anh, căn bệnh này khiến anh trở nên nhạy cảm hơn đối với sự mỏng manh của cuộc sống. Mỗi khi thức dậy, màn hình điện thoại của anh luôn hiện lên ghi chú: “Hãy chuẩn bị để chết hôm nay”.

Hampton Creek đã tiến hành phân tích 1.500 mẫu thực vật của hơn 60 nước trên thế giới. Trong số đó, họ đã tìm được 11 mẫu, hầu hết thuộc họ đậu, phù hợp để tạo ra trứng nhân tạo. Với công thức pha trộn đặc biệt, các loại thực vật này đã được biến thành “trứng nhân tạo” có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng, giàu dinh dưỡng, hạn chế cholesterol và mang mùi vị của trứng thật.

CEO Hampton Creek cho rằng, sử dụng thực vật làm trứng sẽ giúp người tiêu dùng hạn chế những tác động tiêu cực của phương pháp chăn nuôi lấy trứng truyền thống như dịch cúm gia cầm, lãng phí nguồn đất, nước, ô nhiễm môi trường… Đồng thời với quy trình sản xuất tiết kiệm, thân thiện với môi trường, công nghệ này hứa hẹn sẽ tạo ra các loại thực phẩm an toàn, bền vững.

Điểm sáng tạo ở đây là họ đã nhìn nhận ngành công nghiệp thực phẩm theo một góc độ khác. Các nhà khoa học của Hampton Creek không xem trứng như một đơn vị độc lập, mà tối ưu hóa nó như một công cụ để tạo ra các thủ thuật khác nhau trong ngành ẩm thực. Tetrick cho biết “trứng gà là sự lựa chọn tối ưu, bởi nó có 22 chức năng khác nhau” trong đó mỗi loại thực phẩm làm từ trứng sử dụng những chức năng khác nhau. Ví dụ, nước sốt mayonnaise sử dụng chức năng nhũ hóa và đông tụ của trứng; trong khi với bánh, chức năng chính của chúng là thông khí, tạo màu nâu, liên kết và tạo kết cấu.

Năm 2011, Hampton Creek đã gây quỹ được khoảng 120 triệu USD từ các nhà đầu tư lừng danh, bao gồm tỷ phú Hong Kong Li Ka-shing, người sáng lập Salesforce Marc Benioff và nhà đồng sáng lập Facebook Eduardo Saverin. Vì một số lý do cạnh tranh, Josh Tetrick từ chối công bố doanh thu của công ty và chỉ cho biết, doanh số bán hàng đã tăng gấp 4 lần.

Dự án Hampton Creek thu nhận được sự chú ý lớn từ các phương tiện truyền thông nhờ vào “xung đột” với một số tên tuổi lớn. Hãng Unilever sản xuất thực phẩm khổng lồ, nhà sản xuất sản phẩm mayonnaise thương hiệu Hellman đã đâm đơn kiện Hampton Creek về nội dung của quảng cáo sản phẩm ăn chay Just Mayo của Công ty. Nhưng Unilever đã từ bỏ vụ kiện này vào cuối năm 2015 và cho rằng sẽ để vấn đề về nhãn hiệu lại cho các các quan chức năng.

Năm 2016, Hampton Creek, vốn đã trở thành nhà phân phối cho hơn 18.000 cửa hàng bán lẻ, cho ra mắt 43 sản phẩm mới sử dụng protein thực vật và bày bán tại Target và Walmart. Hiện tại, hơn 500 dòng sản phẩm khác đã bắt đầu được sản xuất. Một nửa doanh thu của công ty đến từ việc bán các sản phẩm này cho các đơn vị như trường đại học, bệnh viện, công ty…

Hiện Hampton Creek đã tung ra thị trường Mỹ loại nước sốt mang tên Just Mayo với mức giá ngang với các sản phẩm truyền thống tại hệ thống Whole Foods. Tetrick nhận thấy tiềm năng của mặt hàng này không chỉ ở các kệ hàng trong siêu thị mà còn ở các chuỗi thực phẩm như các quán buffet, căng tin trường đại học hay thậm chí là các chuỗi nhà hàng ăn nhanh McDonal hay Burger King. “Tham vọng thật sự của tôi là mang loại sốt Mayo sử dụng trứng nhân tạo tới thế giới trong khi thế giới thậm chí còn chưa biết về nó”, Tetrick chia sẻ.

Ngọc Tú (tổng hợp)

Theo enternews.vn

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Câu chuyện khởi nghiệp dự án Hampton Creek của CEO Josh Tetrick tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 10/01/2019, 15:08
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 05/03/2019, 00:00
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 14/03/2019, 15:00
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 14/03/2019, 15:00
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 19/03/2019, 10:12
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 19/03/2019, 01:59
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 19/03/2019, 02:32
Lên đầu trang