Kiến thức - Kỹ năng
Thứ hai , 08/11/2021, 00:00

CEO là gì? Bí quyết giúp xây dựng thương hiệu cá nhân cho CEO (Phần 2)

Tiếp theo...

3. Vai trò của một CEO?

Thông qua những chia sẻ trên chắc hẳn bạn đã nắm được về CEO là gì? và CEO làm gì? Cũng như hình dung được trách nhiệm quan trọng mà một CEO phải gánh vác hay. 

Để hiểu hơn về vị trí chủ chốt này chúng ta hãy cùng tham khảo cụ thể những vai trò của CEO? hay nói cách khác công việc của CEO là gì? thông qua những chia sẻ dưới đây:

  • Vạch ra những chiến lược nhằm thực hiện tầm nhìn cũng như sứ mệnh của công ty.
  • Chịu trách nhiệm cho việc lập kế hoạch cũng như những hướng đi cụ thể cho công ty.
  • Chỉ đạo và điều hành công tác xây dựng, thực hiện triển khái những kế hoạch kinh doanh do hội đồng quản trị phê duyệt.
  • Chịu trách nhiệm về lợi nhuận, sức tăng trưởng của công ty. Đảm bảo công ty có thể đạt được những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.
  • Đưa những ý kiến, đề xuất nhằm hoàn thiện công ty.
  • Xây dựng, phát triển, quảng bá hình ảnh, thương hiệu công ty.
  • Xây dựng văn hóa doanh nghiệp công ty.
  • Thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư của công ty.
  • Là người đại diện công ty đàm phán và ký kết hợp đồng thương mại.
  • Phê duyệt những vấn đề liên quan đến chính sách tài chính, kiểm soát và đánh giá, điều chỉnh ngân sách và định mức chi phí.
  • Tổ chức, điều hành, đánh giá các hoạt động kinh doanh của công ty theo định kỳ.
  • Phê duyệt các dự án phát triển, đa dạng hóa sản phẩm, phân phối và tiếp thị sản phẩm ra các kênh trên thị trường.
  • Xây dựng kế hoạch nhân sự, tuyển dụng. Phê duyệt những chính sách bổ nhiệm, miễn nhiệm, quy chế tiền lương, tiền thưởng, tiền trợ cấp. Duyệt những kết quả đánh giá nhân viên, xác định kết quả khen thưởng.
  • Tổ chức cơ cấu, thiết lập bộ máy quản lý, vận hành bộ máy nhân sự hiệu quả.

Như vậy trên đây là tổng hợp những vai trò của CEO phải đảm nhiệm trong một công ty, doanh nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế khối lượng công việc có thể sẽ nhiều hơn.

4. Tầm quan trọng của giám đốc điều hành – CEO

Mặc dù vai trò và nhiệm vụ của giám đốc điều hành có thể không giống nhau giữa các doanh nghiệp, họ vẫn là những nhân tố chủ chốt trong hoạt động kinh doanh.

4.1. CEO là người xác định tầm nhìn cho doanh nghiệp

Giám đốc điều hành là người xác định tầm nhìn cho doanh nghiệp. Với bất cứ một doanh nghiệp nào, tầm nhìn là không thể thiếu.

Tầm nhìn giúp doanh nghiệp luôn xác định được nền móng cho sự phát triển

Trong nền kinh tế liên tục thay đổi, với tốc độ phát triển nhanh chóng, doanh nghiệp thường quên đi mục đích hoạt động ban đầu. Điều này có thể ảnh hưởng tới con đường kinh doanh. Một tầm nhìn rõ ràng sẽ đảm bảo những mục tiêu cốt lõi luôn được đặt lên hàng đầu, cũng như những giá trị được thấu hiểu. Từ đó, toàn bộ hoạt động đều hướng tới những mục tiêu dài hạn trong tương lai.

Tầm nhìn giúp xây dựng văn hóa làm việc

Nhân lực chính là nguồn vốn lớn nhất của doanh nghiệp. Để đạt được những mục tiêu dài hạn, mọi cá nhân đều cần tham gia đóng góp. Một tầm nhìn tốt sẽ giúp tạo ra năng lượng, phát triển ý tưởng và truyển cảm hứng, tạo ra một môi trường làm việc tích cực với hiệu suất cao.

Do đó, có thể thấy, vai trò của CEO là vô cùng quan trọng.

4.2. CEO là người đứng đầu hoạt động của doanh nghiệp

Giám đốc điều hành đứng đầu các hoạt động kinh doanh thường nhật, thực hiện các kế hoạch, quản lý nguồn nhân lực và tài chính của doanh nghiệp. Giám đốc điều hành giám sát việc thiết kế, marketing, quảng cáo, vận chuyển và chất lượng chương trình, sản phẩm và dịch vụ.

Giám đốc điều hành giám sát, định hướng và đánh giá hiệu quả hoạt động cũng như hiệu suất làm việc của nhân sự trong doanh nghiệp, bao gồm các giám đốc cấp cao, các quản lý cấp cao, tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức báo cáo. CEO cũng sẽ tham gia vào việc hỗ trợ các nhân viên cấp dưới trong việc thực hiện nhiệm vụ.

CEO là người nhận báo cáo từ nhiều vị trí cấp cao như giám đốc tài chính (CFO), giám đốc vận hành (COO), giám đốc marketing (CMO) các bộ phận kinh doanh, marketing, sản phẩm, kỹ thuật, dịch vụ khách hàng.

4.3. CEO là người đưa ra cố vấn cho lãnh đạo doanh nghiệp

CEO có quyền hạn xử lý nhiều hoạt động kinh doanh mà không cần thông qua hội đồng quản trị. Tuy nhiên, đối với những quyết định quan trọng, họ cũng sẽ là người đưa ra những cố vấn hữu ích. CEO nắm rõ về hoạt động kinh doanh cũng như những vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải. CEO trực tiếp điều hành và quản lý việc thực hiện các chiến lược chung. Họ có thể cung cấp cho lãnh đạo những thông tin cần thiết để đưa ra quyết định một cách chính xác nhất.  

4.4. CEO là người xây dựng bộ máy nhân sự điều hành doanh nghiệp

Ngoài những nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giám đốc điều hành còn tham gia tuyển dụng cũng như giữ chân những nhân sự chủ chốt cấp cao.

Những vị trí cấp cao này có nhiệm vụ đưa ra cố vấn cho giám đốc điều hành trong các lĩnh vực chuyên môn cụ thể: như giám đốc tài chính (CFO) đưa ra cố vấn về tài chính, giám đốc marketing (CMO) đưa ra cố vấn về marketing,… Giám đốc điều hành và các giám đốc này làm việc trên cơ sở hỗ trợ lẫn nhau vì sự phát triển của doanh nghiệp.

Do CEO làm việc trực tiếp với những vị trí này, họ sẽ tham gia vào quá trình tuyển dụng nhằm đảm bảo chất lượng của nhân sự được tuyển, cũng như đưa ra những quyết định phù hợp nhằm giữ chân nhân tài.

4.5. CEO là người đại diện cho doanh nghiệp

CEO đại diện cho doanh nghiệp tham gia các sự kiện trong ngành công nghiệp hoặc của các hiệp hội, nhóm kinh doanh. Những hoạt động này có thể giúp CEO nâng cao khả năng lãnh đạo, quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp cũng như đẩy mạnh hoạt động kinh doanh.

Giám đốc điều hành còn đại diện cho doanh nghiệp trong việc thực hiện các trách nhiệm với xã hội, các hoạt động cộng đồng tại địa phương hoặc cấp quốc gia.

Đối với một doanh nghiệp, CEO thường là người được biết đến nhiều nhất.

4.6. CEO đảm bảo sự đi lên của doanh nghiệp

Không chỉ điều hành và duy trì các hoạt động kinh doanh hiện có, giám đốc điều hành còn chịu trách nhiệm cho sự đi lên của doanh nghiệp. Họ thực hiện các phân tích, đưa ra các dự báo, chiến lược, hướng đi mới nhằm phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường, lôi kéo khách hàng tiềm năng từ đó tăng trưởng doanh thu.

CEO tạo ra một môi trường làm việc liên tục thay đổi, liên tục học hỏi, giúp doanh nghiệp luôn phát triển, đồng thời nâng cao kỹ năng và khả năng của nhân viên.

Trong một nền kinh tế luôn vận động và đổi mới, bất cứ doanh nghiệp nào giậm chân tại chỗ và bảo thủ không chịu thay đổi đều có nguy cơ bị đào thải. CEO là người đảm bảo chỗ đứng vững chắc cho doanh nghiệp trên thị trường.

Casti Hub tổng hợp

Bạn đang đọc bài viết Dự án: CEO là gì? Bí quyết giúp xây dựng thương hiệu cá nhân cho CEO (Phần 2) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 14:53
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 15:52
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:01
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:12
Lên đầu trang