Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ hai , 01/04/2019, 13:37

Chàng trai thích nấu nướng làm nên startup 255 triệu USD

Tình yêu của Patrick Vihtelic đối với việc nấu ăn bằng nguyên liệu tươi đã trở thành xương sống của startup Home Chef.

Patrick Vihtelic đã có trải nghiệm đầu đáng nhớ với nguyên liệu nấu ăn: Khi giúp cha mình thu hoạch bông cải xanh thì vô tình tự cắt vào tay mình. Vết cắt rất nhỏ, nhưng “cơn thịnh nộ” của Vihtelic thì không, đánh dấu bước đầu của niềm đam mê nấu nướng theo chân anh đến tận hôm nay.

“Thực phẩm luôn là một phần quan trọng trong cuộc sống của tôi”, Vihtelic, người sáng lập Home Chef, nằm trong danh sách Inc. 5000, chia sẻ về một trong những công ty tư nhân phát triển nhanh nhất ở Mỹ. “Đồ ăn tươi ngon là một mảnh ghép trong bức tranh gia đình.”

Tình cảm của Vihtelic với nấu nướng đã trở thành xương sống của doanh nghiệp. Về cơ bản, Home Chef sẽ gửi cho khách hàng những nguyên liệu và công thức nấu ăn mỗi tuần, cho phép họ được chọn trước thực đơn. Người dùng thanh toán theo giá các món ăn, như bít-tết sốt cà phê, thịt gà sốt, salad bơ detox với giá khởi điểm từ 7,99 USD.

Đó là một mức phí được xem là hợp lý ở Mỹ, theo Vihtelic. Mục tiêu của anh là thu hút những vị khách ưa thích ẩm thực miền Tây, và cho đến nay, nó đang tỏ ra hiệu quả. Năm 2017, Home Chef đã thu được hơn 255 triệu USD doanh thu, tăng mạnh so với mức 423.207 USD chỉ ba năm trước đó, năm 2014. Cũng trong giai đoạn này, Home Chef đã thêm 830 lao động, nâng tổng số lên 865.

Ảnh: Inc

Tuy nhiên, thị trường đang khá đông đúc. Từ năm 2011-2017, các nhà đầu tư mạo hiểm đã đổ hơn 1 tỷ USD các startup hoạt động trong cùng lĩnh vực với Home Chef. Không thể tránhh khỏi, cũng khá nhiều startup đã ngã ngựa. Chẳng hạn Blue Apron, giá cổ phiếu của công ty đã rớt 70% kể từ khi lên sàn vào năm 2017. Do đó, các nhà đầu tư mạo hiểm cũng trở nên thận trọng hơn trong việc đầu tư vào những công ty phát triển quá nóng.

“Không còn nhiều người hứng thú với việc đầu tư vào các công ty cung cấp gói nấu nướng nữa”, Ellie Wheeler – nhà đầu tư, chuyên gia phân tích của Greycroft – nói với Inc. “Sẽ rất khó khăn để tìm kiếm nhà đầu tư.” Đó có lẽ đó là lý do Home Chef đã tìm cho mình lối đi khác. Tháng 5/2018, công ty đã được bán lại cho Kroger, chuỗi siêu thị lớn nhất thế giới, với mức giá 200 triệu USD. Đây cũng là lối đi phổ biến của nhiều startup. Nó không bị xem là thất bại, bởi trở thành một phần của tập đoàn lớn sẽ giúp công ty tiếp tục phát triển, hơn là tự bơi giữa dòng nước lớn. Instagram, Messenger về tay Facebook hay Google đầu quân dưới trướng Alphabet là những minh chứng rõ nét.

Bước đường doanh nhân

Trước khi ra mắt Home Chef vào năm 2013, Vihtelic đã trải qua nhiều lĩnh vực, từ quầy bán nước chanh trên sân golf gần nhà, cắt cỏ, đến khởi nghiệp với công ty đồ điện. Tất cả bắt đầu trước khi anh bước vào tuổi teen.

“12 tuổi tôi đã sử dụng máy cắt cỏ, mặc dù cũng gây ra một số thiệt hại. Đáng ngạc nhiên là vẫn có một người tin tưởng tôi”, Vihtelic kể lại cái thời anh chỉ có đúng một khách hàng ấy.

Ảnh: Inc

Công việc kinh doanh của Vihtelic luôn luôn có một “lỗ hổng” đáng tiếc nào đó, nhưng anh vẫn quyết định trở thành một nhà đầu tư sau khi tốt nghiệp đại học. Thậm chí, anh còn bị giao thoa giữa cả công nghệ và kinh doanh, một phần do truyền thống gia đình: Cha anh là nhà sinh học phân tử còn ông nội anh lại là nhà kinh doanh bất động sản.

Sau khoảng 5 năm làm việc trong lĩnh vực tài chính ở San Francisco, Vihtelic cùng vợ chuyển về Bờ Tây sinh sống. Vihtelic nghỉ việc để tập trung vào kinh doanh, mặc dù lúc đó anh không có ý tưởng nào. Không lâu sau, anh nhận thấy các công ty đầu tư mạo hiểm đang quan tâm đến các công ty khởi nghiệp. Vậy là, anh thành lập Home Chef vào tháng 6/2013, một tháng sau thì thuê đầu bếp và chính thức ra mắt dịch vụ.

Trắc trở

Thách thức lớn nhất của Home Chef là đảm bảo có đội ngũ nhân viên và cơ sở hạ tầng đủ để theo kịp sự tăng trưởng. Kể từ năm 2013, startup đã không ngừng mở rộng và nay có ba cơ sở ở Chicago, Atlanta và San Bernardino, California.

Làm ăn kinh doanh có lẽ không thể tránh khỏi chuyện với luật sư. Home Chef từng bị tố cáo là dù người dùng đã hủy hoặc tạm dừng thì họ vẫn nhận được dịch vụ hay bị tính phí. Vihtelic nói rằng anh không biết về những khiếu nại này cho đến khi chúng hiện lên trên mặt báo. Home Chef đã liên hệ để tìm cách hỗ trợ khách hàng. Vihtelic khẳng định khách hàng hoàn toàn có quyền nhấn nút chọn tạm dừng hoặc sử dụng dịch vụ.

Ảnh: Home Chef

Những khó khăn ấy không cản bước Vihtelic. Anh cho biết đang mở rộng công thức nấu ăn, giỏ trái cây tươi, sinh tố, tất nhiên vẫn là theo khẩu vị vùng Trung Tây. Anh cũng có kế hoạch mở rộng sự tiện lợi cũng như thêm các khẩu vị khác vào. “Chúng tôi có cơ hội lớn để thay đổi cách dùng bữa của người Mỹ. Giải pháp chắc chắn có, bởi nhu cầu người tiêu dùng đang thay đổi.”

Theo songmoi.vn

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Chàng trai thích nấu nướng làm nên startup 255 triệu USD tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 10/01/2019, 15:08
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 05/03/2019, 00:00
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 14/03/2019, 15:00
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 14/03/2019, 15:00
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 19/03/2019, 10:12
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 19/03/2019, 01:59
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 19/03/2019, 02:32
Lên đầu trang