Kiến thức - Kỹ năng
Thứ hai , 29/05/2023, 10:14

Chi phí liên quan tới điểm hoà vốn F&B (phần 3)

.

Giá vốn hàng bán mô hình F&B

Giá vốn hàng bán là gì

Giá vốn hàng bán (COGs) được định nghĩa là chi phí cần thiết để xây dựng nên mỗi sản phẩm có trong thực đơn của nhà hàng. Ở khía cạnh tồn kho, giá vốn hàng bán thể hiện chi phí cần bỏ ra để duy trì hàng tồn kho, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh cần thiết.

Công thức tính giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng bán (COGs) = Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ + giá trị hàng tồn kho mua vào trong kỳ – giá trị hàng tồn kho cuối kỳ.

https://websitecukcukvn.misacdn.net/wp-content/uploads/2021/09/Screen-Shot-2021-09-20-at-01.54.48.png

Chỉ số này sẽ giúp nhà hàng kiểm soát được chi phí COGs có nằm trong ngưỡng cho phép theo thực đơn đã xây dựng hay không, từ đó hạn chế thất thoát, lãng phí ở công đoạn chế biến.

Chi phí lãi vay

Trong trường hợp chủ nhà hàng sử dụng nguồn vốn vay từ các nguồn bên ngoài để đầu tư, chi phí này nhất định phải được tính vào bảng dữ liệu tính điểm hòa vốn. 

Điều này sẽ giúp anh chị tránh tình trạng khi tổng hợp chi phí quên mất phần này, gần đến thời hạn trả nợ mới phân bổ ngân sách để trả nợ sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh.

Hãy nghĩ đến trường hợp dồn tiền trả nợ trong một năm cuối khi mà các trang thiết bị và cơ sở vật chất xuống cấp. 

Chi phí cơ hội

Giả sử chủ nhà hàng có một cơ hội đầu tư khác an toàn hơn nhưng lại lựa chọn mở nhà hàng. Chi phí cơ hội cần phải được tính vào bảng dữ liệu. Hãy thử tưởng tượng với 2 tỷ gửi tiết kiệm trong 05 năm, mỗi năm lãi 6%, anh chị tối thiểu sẽ thu về 720 triệu đồng.

Qua từng tháng, tiền lãi có thể không đáng kể nhưng trong cả một quá trình đầu tư sẽ là một con số rất lớn.

Cách thức tính điểm hòa vốn của nhà hàng

Các cách tính điểm hòa vốn

Có 2 cách thức tính điểm hòa vốn:

Tính điểm hòa vốn theo doanh thu

Tính điểm hòa vốn theo sản phẩm

Là phương pháp tính điểm hòa vốn dựa trên số tiền thu về

Là phương pháp tính điểm hòa vốn dựa trên số lượng sản phẩm bán ra.

Ví dụ: cần đạt 7.000.000đ/ngày để đạt điểm hòa vốn.

Công thức này cho phép chủ nhà hàng nhìn bài toán toàn cảnh của tháng (cần đạt doanh số bao nhiêu để chạm điểm hòa vốn)

Ví dụ: cần bán ra 100 món ăn hoặc đồ uống/ngày để đạt điểm hòa vốn.

Công thức này thường tính theo chu kỳ ngày, giúp chủ nhà hàng xác định một ngày cần bán bao nhiêu hoá đơn để đạt điểm hòa vốn.

Công thức tính điểm hòa vốn mô hình F&B

Tính điểm hoà vốn heo doanh thu

https://websitecukcukvn.misacdn.net/wp-content/uploads/2021/09/Screen-Shot-2021-09-20-at-02.10.15.png

Tính điểm hoà vốn theo sản phẩm (Đơn hàng)

https://websitecukcukvn.misacdn.net/wp-content/uploads/2021/09/Screen-Shot-2021-09-20-at-02.15.04.png

Bản chất 2 cách tính này có mối liên hệ mật thiết với nhau thông qua giá bán trung bình của một hoá đơn.

Khi chủ nhà hàng xác định được giá bán trung bình của một hoá đơn, có thể dễ dàng chuyển đổi điểm hoà vốn theo số lượng sản phẩm bán ra thành điểm hoà vốn theo doanh thu bằng cách nhân trung bình hoá đơn ngày với trung bình giá trị hoá đơn và ngược lại.

CASTI Hub (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Chi phí liên quan tới điểm hoà vốn F&B (phần 3) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 14:53
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 15:52
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:01
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:12
Lên đầu trang