Kiến thức - Kỹ năng
Thứ tư , 05/07/2023, 16:26

Chiến lược Marketing trên sàn Thương mại điện tử (phần 3)

.

4. Hình thức Marketing trong thương mại điện tử (tiếp theo)

Đầu tư vào chạy quảng cáo Marketing

Marketing trong thương mại điện tử đề cập đến bất kỳ hoạt động marketing nào được thực hiện thông qua nền tảng truyền thông xã hội, bao gồm các bài đăng không phải trả tiền và quảng cáo có trả tiền.

Các nền tảng hàng đầu cho tiếp thị truyền thông xã hội thương mại điện tử là: Facebook, Instagram, Twitter, Pinterest, Youtube, Tiktok,…

Việc xuất hiện quảng cáo trên nhiều nền tảng ở nhiều vị trí và nhiều định dạng khác nhau sẽ giúp bạn tiếp cận tới nhiều khách hàng hơn.

Ví dụ như trên Facebook, bạn có thể xuất hiện dạng banner, post, video, hay story,… Trên Youtube thì có thể là video quảng cáo ngắn hay banner cũng là một lựa chọn phù hợp. Việc xuất hiện đa kênh sẽ khiến khách hàng truy cập trang thương mại điện tử của bạn nhiều hơn cũng như gia tăng tỉ lệ mua hàng hay nhớ đến thương hiệu của bạn.

Thu hút khách hàng với remarketing

Remarketing là một hình thức quảng cáo bám đuổi khá phổ biến được áp dụng trong thương mại điện tử. Cụ thể hơn, remarketing được xem là một chiến thuật hàng đầu của bán hàng trực tuyến vì khả năng điều hướng việc mua hàng lặp đi lặp lại hoặc đưa khách truy cập không mua hàng quay trở lại mua hàng. Remarketing được sử dụng các nền tảng truyền thông (website, mạng xã hội, email,…) để cung cấp nội dung nhằm gợi ý, nhắc nhở khách hàng về thao tác huỷ bỏ đột ngột hay quên chưa thanh toán đơn hàng mà họ đã tiến hành trước đó. Ví dụ như khi bạn truy cập vào website của một thương hiệu, và quảng cáo của thương hiệu đó sẽ bám theo bạn trên các nền tảng liên quan như Facebook, Instagram,..

Ngoài ra, remarketing cũng được dùng để thực hiện các chiến lược gia tăng bán hàng (up-sell) hay bán chéo sản phẩm (cross-sell) nhằm tăng trưởng doanh thu bán hàng.

Sử dụng các nền tảng thương mại điện tử tích hợp marketing

Nền tảng thương mại điện tử là một yếu tố quan trọng trong việc Marketing và giữ chân khách hàng. Việc sử dụng một nền tảng open-source và có khả năng tích hợp không chỉ giúp bạn quản lý thông tin kinh doanh tốt hơn, mà còn tăng tính trải nghiệm của khách hàng khi mua sắm trên website thương mại điện tử của bạn.

Điển hình như một trong các nền tảng thương mại điện tử nổi tiếng và phổ biến trong ngành hiện này là Magento – đang chiếm 1/4 thị phần nền tảng. Nền tảng này đem lại khả năng tích hợp phong phú khi bạn có thể hoàn toàn thêm những extension của các bên thứ ba vào thoải mái. Ví dụ như quản lý bán hàng đa kênh (Facebook, Instagram,…) hay tích hợp cổng thanh toán (Vnpay, Momo,…) và nhiều tiện ích khác. Điều này tạo nên một trải nghiệm hoàn hảo cho người dùng khi mua sắm.

Mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm di động (Mobile Optimization)

Theo một nghiên cứu, hoạt động mua hàng Online của người dùng được diễn ra chủ yếu trên các thiết bị di động như điện thoại thông minh hay máy tính bảng. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần mang đến cho khách hàng trải nghiệm tuyệt vời nhất khi mua sắm trên di động (hay còn gọi là Mobile Optimization). Khi triển khai hình thức Marketing thương mại điện tử này, doanh nghiệp sẽ tăng tốc độ trang Web, giảm tối đa tỷ lệ người dùng thoát trang, cải thiện SEO và quan trọng hơn hết là mang lại những trải nghiệm mua hàng thoải mái nhất.

Mobile Optimization bao gồm rất nhiều vấn đề như: tối ưu hóa nội dung bài viết, xây dựng Website dễ nhìn, tăng tốc độ tải trang, thiết kế những phím tắt hữu ích cho người dùng. Trong đó, doanh nghiệp cần quan tâm đầu tiên đến việc tối ưu hóa nội dung bài viết song song với xây dựng hình thức Website dễ nhìn nhất.

Website thương mại điện tử của chúng ta cần có bố cục hợp lý, đơn giản, nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, nổi bật trọng tâm vấn đề, các danh mục sản phẩm – dịch vụ được định hướng đến đúng các nội dung mua sắm liên quan,… Bên cạnh đó, tốc độ tải trang cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng nhằm giữ chân người dùng vì trên thực tế, có khoảng 53% người dùng sẽ thoát trang Web nếu họ phải đợi tải trang đến hơn 3 giây.

Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing)

Tiếp thị liên kết còn được gọi là Affiliate Marketing – một trong các hình thức Marketing trong thương mại điện tử tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp thông qua việc trả phí cho những đối tác truyền thông, quảng cáo khi người dùng mua sản phẩm – dịch vụ hoặc đăng ký nhận thông tin. Cốt lõi cho sự thành công khi áp dụng Affiliate Marketing chính là chúng ta đang kinh doanh những sản phẩm – dịch vụ mang đến giá trị hữu ích và hấp dẫn người dùng. Nhờ đó, chúng ta mới có thể dễ dàng thu hút và giữ chân khách hàng cũng như các đối tác của mình. Ngày nay, rất nhiều doanh nghiệp đã và đang triển khai hình thức Marketing thương mại điện tử Affiliate Marketing này, nổi bật hơn cả là các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,…

Triển khai công cụ Chat trực tuyến với khách hàng

Ngày nay, rất nhiều công cụ Chat trực tuyến ra đời, hỗ trợ quá trình trao đổi, chốt giao dịch giữa doanh nghiệp và khách hàng diễn ra nhanh chóng và tiện lợi hơn mà không cần đợi sự phản hồi từ nhân viên chăm sóc khách hàng, nổi bật hơn cả là công cụ Chatbots và Virtual Assistant. Không những hỗ trợ trao đổi trực tuyến một cách tự động theo những kịch bản đã được lập trình sẵn, những công cụ Chat trực tuyến này còn có rất nhiều chức năng hữu ích như quản lý lịch trình, xem Email hoặc gọi điện thoại,… có thể được xem như một trợ lý ảo tuyệt vời của chúng ta.

Tích hợp trên các nền tảng Social Media

Tích hợp trên các nền tảng Social Media là một điều không thể không kể đến khi nói về các hình thức Marketing trong thương mại điện tử. Thay vì điều hướng khách hàng về Website một cách gượng ép thì doanh nghiệp có thể để họ lựa chọn và mua hàng một cách trực tiếp ngay trên những nền tảng truyền thông mạng xã hội quen thuộc nhất mà họ thường truy cập như Facebook, Instagram, Zalo,… 

Chẳng hạn, với kênh Instagram là nền tảng Social Media với hơn 1 tỷ người sử dụng hàng tháng, doanh nghiệp có thể thông qua đó để kết nối thương hiệu, sản phẩm của mình với khách hàng. Cách đơn giản nhất chính là trong những nội dung đăng tải, Post, Story, Reels mỗi ngày, chúng ta có thể thêm đường link đến Website thương mại điện tử của mình, kèm theo đó là một Hashtags liên quan nhằm tăng mức độ thương hiệu của chúng ta được khách hàng tiếp cận và tương tác.

CASTI Hub (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Chiến lược Marketing trên sàn Thương mại điện tử (phần 3) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 14:53
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 15:52
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:01
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:12
Lên đầu trang