Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ tư , 11/12/2019, 00:00

Chuẩn bị tâm lý và cuộc sống của người khởi nghiệp thế nào?

Người khởi nghiệp thì phải chuẩn bị tâm lý gì cho cuộc sống start-up?

Hôm nay khi quay trở lại Sài gòn sau hơn 4 năm khởi nghiệp với 2 dự án ở Phú Quốc. Nhìn vào kệ sách thấy 1 cuốn trong series Rich Dad’s. Đó là tập 10 Dạy Con Làm Giàu của Robert T.Kiyosaki, hơn 10 năm trước mình rất mê say. Và cuốn sách mình đã đọc nó ngấu nghiến vào năm 4 Đại học và trước  ngày bỏ việc ở cty và ra đảo Phú Quốc, Còn bây giờ là khi mình bắt đầu với dự án start-up công nghệ về du lịch tripviet.com này, tôi phải chuẩn bị sẵn sàng tâm thế, tâm lý và cuộc sống cho tháng ngày làm startup này.

Trước khi bạn thôi việc! Before you quit your job

10 bài học thực tế bạn không nên bỏ qua nếu muốn mở công ty riêng!

Ngày đó, thu nhập tôi trở về con số không. Cảm giác sợ hãi khi không còn lương tháng là một trong những nỗi kinh hoàng nhất tôi từng trải. Và kinh khủng nhất là tôi không biết chuyện đó còn kéo dài bao lâu trước khi thu nhập của tôi ổn định trở lại…biết đầu chừng phải vài năm. Thời điểm nghỉ làm đó tôi đã thấy rõ lí do vì sao nhiều người làm công chẳng bao giờ trở thành chủ doanh nghiệp. Đó là nỗi sợ không có tiền…không có thu nhập ổn định…không lương tháng. Có mấy ai sống nổi một thời gian dài mà không cần đến tiền. Chủ Doanh nghiệp thì khác và một trong những điểm khác biệt là Khả năng hoạt động khôn ngoan mà không cần đến tiền!?

Cái khác của người làm công với làm chủ Doanh nghiệp là ở chỗ chủ Doanh nghiệp cần biết họ phải TIÊU TIỀN như thế nào, ngay cả khi họ chẳng có xu teng?????

Biết là mỗi cuốn sách tôi đều thu nhặt được vài điều quan trọng, bất kể ai là người viết, tôi vẫn thấy thiếu cái gì đó. Đó chính là những cảm giác “rớt xuống cống”, “bị đạp vào bụng” “bị đâm từ sau lưng”. Những cuốn sách do các  giáo sư viết chúng gần như không bao giờ đào sâu những thử thách về Cảm Xúc của chủ doanh nghiệp khi làm ăn thất bại, khi họ hết tiền, khi họ phải để nhân viên ra đi và khi các nhà đầu tư và cổ đông rượt đuổi họ. Làm sao các giáo sư thấu hiểu được, rồi nhưng lỗi lầm tai hại và những câu chuyện buồn thảm sầu mà hầu như doanh nhân nào cũng từng nếm trải.

Chớ tin vào “thần thoại khởi nghiệp” mà những “người thành công” chia sẻ. Vì trên con đường thành công những nhiều việc không thể nói với người ngoài. Những chuyện khó khăn trong xin xỏ, tố tụng cùng với những “chuyện khó nói” như mấy lần tuyệt vọng, mấy lần muốn buông bỏ, thực sự ảnh hưởng tới “hình tượng rực rỡ” của bản thân, nê họ sẽ “kiêng kỵ” Nếu bạn tin vào những điều thêu dệt của truyền thông, khi bạn khởi nghiệp về cơ bản bạn sẽ “Chết không có đất để chôn”

Khái niệm đầu tiên Chủ Doanh Nghiệp Khởi nghiệp là ai?

“Làm chủ Doanh nghiệp là một cách tiếp cận quản lý mà chúng tôi định nghĩa như sau: Sự theo đuổi cơ hội bất chấp nguồn lực sẵn có”. “Các chủ doanh nghiệp học cách sử dụng nguồn lực của người khác một cách hiệu quả ” (Howard H. Stevenson). Từ đây dẫn đến sự khác biệt trong phong cách quản lý. Nên vì thế có rất nhiều điều khác biệt giữa tư duy của Người Sáng Lập và CEO (xem thêm page 15)

Còn theo “Khởi nghiệp tinh gọn” Eric Ries định nghĩa: Khởi nghiệp là một thể chế con người được thiết lập ra để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ mới dưới những điều kiện cựu kỳ thiếu chắc chắn.

(Có lẽ vì thế mà chúng ta thấy các cty công nghệ ở Mỹ rất hay khởi nghiệp từ một cái garage vì nó trong một điều kiện thiếu chắc từ cơ sở cho đến sản phẩm vì chưa biết nó hình thù thế nào?)

Người khởi nghiệp phải chuẩn bị trải qua cuộc sống khắc nghiệt. Vì đây là cuộc chiến trường kỳ gian khổ!

Trước khi khởi nghiệp, chúng ta phải tính toán giá thành cơ hội, phàm là người khởi nghiệp đều là người nổi trội nhưng người càng ưu tú chọn start-up thì những thứ họ phải BUÔNG BỎ càng nhiều, nào là tiền lương lớn, quyền mua bán cổ phần, cơ hội sắp thăng tiến…Nhưng khi start-up bạn sẽ rơi vào cuộc chiến gian khổ lâu dài, bắt đầu leo lên từ điểm thấp nhất, một mình đối chọi với  mọi khó khăn.

Khi khởi nghiệp tưởng tượng về tương lai với nhiệt huyết sôi sục rằng mình bỏ ra mấy năm để thu được thành công, thậm chí thành công vang dội, thì cũng là lúc phải bình tĩnh tự hỏi mình đã chuẩn bị tâm lý nếm trải những vị đắng mà trong mấy năm trời người thành công phải nếm trải, những giày vò mà họ đã chịu, những áp lực mà họ phải gánh chịu hay chưa?

Dằn vặt là tâm trạng điển hình, điều thường thấy không phải thành công hay thất bại, mà là việc chúng ta phải vật lộn với khốn khó này trong thời gian dài. Đây có lẽ mà phần tôi thấy ít sách báo, truyền thông nào ở Việt nam đề cập đến thì phải.

Tâm lực trong khởi nghiệp

Mọi cuộc cạnh tranh đều bắt đầu và kết thúc từ cạnh tranh về tinh thần, đa số đối thủ đều chịu bỏ cuộc trước khi đi đến đọ về Năng lực chuyên môn. Cuộc đọ sức quyết liệt nhất là về tinh thần là khi không thể phân thắng bại về Năng lực chuyên môn, tài nguyên.

Chính vậy mà mà khi bạn xem series phim Silicon Valley sẽ thấy trong các season nào Richard Hendricks ở giai đoạn cũng bị stress luôn phải đến gặp bác sĩ tâm lý để tìm lời khuyên, mà nhờ anh bác sĩ vui tính và lầy vl nên giải tỏa được phần nào tâm lý cho Richard

Tâm lực, sức mạnh của chữ “tâm” , tức tố chất tâm lý, là một loại năng lượng tinh thần, năng lực ý chí. Nguồn gốc của tâm lực có 3 loại:

(1) Bẩm sinh, di truyền hoặc do phương thức tư duy và thói quen hành vi hình thành từ nhỏ

(2) có nền tảng từ phân tích lý tính

(3) Sức hấp dẫn của mục tiêu.

Thường 80% là do bẩm sinh, thông qua bồi dưỡng và huấn luyện có thể đạt đến một tầm cao nhất định.

Chẳng ai luôn thuận buồm xuôi gió, cho nên xử lý thông minh đối với sự việc xảy ra hay không, có biết điều hòa tâm thế và tâm linh của bản thân hay không vô cùng quan trọng.

Trong phim Silicon Valley mặc dù phim theo kiểu Bi hài kịch nhưng có những lúc tôi cảm tưởng mình đã từng rơi vào các trạng thái tâm lý như Richard Hendricks như cảm giác lên voi rồi lại xuống chó, cảm giác lần đầu làm CEO, hay phải làm việc với đối tác, xử lý nội bộ các kiểu…stress kinh khủng! Richard xử lý các vấn đề đó theo kiểu tùy cơ ứng biến rất hay! Tôi đã từng làm qua 3 dự án: hostel, tour cano du thuyền ra đảo, và giờ là startup công nghệ về du lịch nên tôi thấy thấm, cực kì thấm đến nỗi cười ra nước mắt đó các bạn ạ.

Vậy Khi nào bắt đầu Khởi nghiệp?

Khởi nghiệp vì bạn có ước mơ. Đó là lý do thiết yếu của người khởi nghiệp, là công cụ uốn nắn trong khởi nghiệp, là ngọn hải đăng trong quá trình khởi nghiệp. Nó là thứ nhìn chẳng thấy, sờ chẳng được nhưng luôn song hành cùng cuộc đời của bạn.”–  Vương Lợi Phần

Và khi nào gọi vốn đầu tư?

Là khi Ước mơ của bạn đủ lớn để có thể chứa cho nhiều người cùng xây dựng giấc mơ đó.

Khởi nghiệp khi chưa muộn

Nếu muốn khởi nghiệp thì phải hành động, chỉ biết nghĩ không thôi thì sẽ chẳng đem lại kết quả gì. Đừng ảo tưởng rằng chuẩn bị tốt mọi thứ rồi mới xuất phát sẽ tốt hơn, bởi chẳng bao giờ “sự hoàn hảo” ấy xuất hiện.

Có những người che đậy nỗi sợ bằng cách tỏ ra mình là người Cầu Toàn. Họ chờ cho Đầy đủ mọi điều kiện xuất hiện rồi mới bắt đầu khởi nghiệp. Vì thế mà khi nói đến chuyện xây dựng cty, nhiều người vẫn cứ bị kẹt trên đường chạy dù động cơ đã sẵn sàng.

Khởi nghiệp phải tranh thủ lúc trẻ, khi chưa có quá nhiều thành kiến và ràng buộc, chúng ta sẽ tràn đầy nhiệt huyết và dũng khí sáng tạo.

Khởi nghiệp là cuộc sống đầy sức sống, thức khuya, tăng ca là chuyện thường, có rất nhiều việc phải đích thân người khởi nghiệp xử lý, đó là thách thức rất lớn đối với Sức khỏe. Càng hành động sớm, sức khỏe tinh thần và thể xác càng nhạy bén, thời gian thực hiện công việc càng nhiều, cơ hội thắng lơi càng cao. 47% doanh nghiệp ở Silicon valley được sáng lập vởi những nhà khởi nghiệp dưới 30 tuổi, giá trị thị trường của doanh nghiệp càng cao thì tuổi đời của nhà sáng lập càng trẻ.

Đừng do dự Được Mất, muốn làm gì thì HÃY LÀM NGAY!

Nếu mơ ước Khởi nghiệp, hãy Dấn thân NGAY! Bất kể thành công hay thất bại, thứ mất đi chỉ là thoát ra khỏi những phạm vi nhỏ hẹp, thứ thu được là cả Thế giới này!

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Chuẩn bị tâm lý và cuộc sống của người khởi nghiệp thế nào? tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 10/01/2019, 15:08
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 05/03/2019, 00:00
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 14/03/2019, 15:00
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 14/03/2019, 15:00
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 19/03/2019, 10:12
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 19/03/2019, 01:59
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 19/03/2019, 02:32
Lên đầu trang