Hợp tác
Thứ năm , 14/03/2024, 00:00

Chương trình Hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng: xây dựng Chiến lược đổi mới cho sự phát triển đến năm 2030

.

Chương trình Hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS) được khởi xướng năm 1992 với sự hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Các nước thành viên của GMS gồm Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Thái Lan, Trung Quốc (với 2 tỉnh đại diện là Vân Nam và Quảng Tây). Từ năm 1992 đến nay, Việt Nam đã tham gia vào Chương trình hợp tác kinh tế GMS. Sự tham gia của Việt Nam mang lại nhiều kết quả tích cực về phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo cũng như góp phần gia tăng liên kết kinh tế khu vực.

Tiểu vùng Mê Công mở rộng là một khu vực được gắn kết với nhau bởi dòng sông Mê Công, có diện tích 2,6 triệu km vuông và dân số là khoảng 340 triệu người. Hợp tác GMS được đánh giá là cơ chế hợp tác có hiệu quả hàng đầu trong các cơ chế hợp tác tại tiểu vùng Mê Công. Mục tiêu dài hạn là thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác phát triển kinh tế cùng có lợi giữa các nước Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Thái Lan và hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc), đưa tiểu vùng Mê Công mở rộng nhanh chóng trở thành vùng phát triển nhanh và thịnh vượng ở Đông Nam Á.

GMS đang tích cực xây dựng Chiến lược đổi mới GMS cho sự phát triển đến năm 2030 (Chiến lược). Bản phác thảo ý tưởng của Chiến lược đã được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng GMS lần thứ 26 vào tháng 12 năm 2023. Bản phác thảo ý tưởng này hiện đang được chuyển thành một văn kiện định hướng hành động với sự giúp đỡ của một nhóm chuyên gia quốc tế.

Chiến lược này sẽ là văn kiện đầu tiên được các nhà lãnh đạo GMS thông qua trong Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo GMS lần thứ 8 năm nay. Theo yêu cầu của các Bộ trưởng GMS, điều quan trọng nhất là tất cả các bộ, ngành liên quan ở các nước GMS phải tích cực tham gia vào quá trình tham vấn để xây dựng Chiến lược. Điều này sẽ bảo đảm rằng Chiến lược phản ánh chính xác quan điểm và ưu tiên của các quốc gia GMS. Vì lý do này, nhóm công tác xây dựng Chiến lược sẽ thực hiện một chuyến công tác tại Hà Nội trong các ngày 20, 20 và 22 tháng 3 năm 2024 để tham khảo ý kiến các bên liên quan khác nhau ở Việt Nam. Ban Thư ký GMS sẽ tổ chức Cuộc họp tham vấn tổng hợp với các bộ, ngành của Việt Nam, trong đó có Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (NASATI) vào sáng ngày 20 tháng 3 năm 2024 tại Cơ quan đại diện thường trú của ADB tại Hà Nội, nhằm tổng hợp các ý kiến đóng góp cho xây dựng Chiến lược và bảo đảm rằng Chiến lược phù hợp với nhu cầu và thực tế của Việt Nam.

TH

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Chương trình Hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng: xây dựng Chiến lược đổi mới cho sự phát triển đến năm 2030 tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Lên đầu trang