Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ hai , 01/04/2019, 13:50

Cô gái 30 tuổi từ bỏ công việc mơ ước để thúc đẩy ngành thời trang bền vững hơn

Stephanie Dickson đã mơ cả cuộc đời mình về tương lai được làm việc trong ngành thời trang. Nhưng mọi thứ đã thay đổi, hiện giờ, cô làm việc cho các tổ chức vì sự phát triển bền vững.

Stephanie Dickson đã từng tham gia tổ chức một số sự kiện lớn nhất của ngành thời trang trên khắp khu vực châu Á. Nhưng đến một ngày, khi những sự thật đằng sau sự hào nhoáng và vinh quang dần lộ ra, Dickson biết rằng dường như những gì cô mơ ước về ngành thời trang chỉ là qua tấm màn che. Sau khoảng ba năm rưỡi, cô quyết định xin nghỉ việc.

Khoảng năm 2015, khi phong trào biến đổi khí hậu đang ngày càng được chú ý trên sân khấu quốc tế, Dickson nhận thấy trên thực tế, cùng với những thủ phạm thường được nhắc đến nhiều nhất như ngành năng lượng, giao thông và nông nghiệp, ngành công nghiệp thời trang cũng là tác nhân khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường trở nên nghiêm trọng

Nhận ra điều này đã dẫn dắt Dickson bắt đầu xem những bộ phim tài liệu và tìm hiểu nhiều về vấn đề phát triển bền vững. Cô chia sẻ: “Tôi đã làm việc trong ngành công nghiệp này và tôi không biết chuyện gì thực sự đang diễn ra.”

Ở tuổi 26, cô quyết định từ bỏ công việc của mình và làm điều gì đó để cải thiện tình trạng này. Cô cho hay: “Tôi muốn làm gì đó để trở thành góp phần tìm ra giải pháp thay vì khiến cho vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn, điều đó khiến cho tôi được là chính mình.”

Ban đầu, điều đó đã dẫn cô tham gia vào các nhóm phát triển bền vững tại địa phương ở Singapore. Nhưng Dickson nhanh chóng nhận ra rằng những nhóm này có thể gây ra sự e ngại và lúng túng cho những người mới đến, và cần phải có cách nào đó thật gần gũi để khuyến khích mọi người và các doanh nghiệp bắt đầu nhận thức và hành động vì phát triển bền vững mà không có chút do dự nào.

Sáu tuần sau khi nghỉ việc, cô tổ chức sự kiện đầu tiên của mình, tập hợp 40 công ty và 600 người tham dự thông qua một loạt các cuộc đàm phán, để hỗ trợ cộng đồng và các doanh nghiệp trên hành trình trở nên bền vững hơn.

Đối với Dickson, việc xây dựng mạng lưới hỗ trợ có vai trò cực kỳ quan trọng vì càng ngày càng có nhiều người phải chịu đựng những gì mà cô mô tả như là “hội chứng mới của thế kỉ XXI: lo lắng về hệ sinh thái”.

Chia sẻ về điều này, Dickson bày tỏ: “Có thể thấy rằng rất nhiều người thực sự lo lắng, họ quan tâm về phát triển bền vững, nhưng họ cảm thấy rất lạc lõng và không biết phải làm gì để cải thiện nó.”

Tháng 10/2018, Hội đồng Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc đã công bố một báo cáo cho thấy thế giới chỉ còn 12 năm để hạn chế tác động của biến đổi khí hậu trên hành tinh. Vấn đề này được xem là đặc biệt rõ rệt ở châu Á, nơi mà sự gia tăng dân số nhanh chóng đang khiến các vấn đề trở nên cấp bách hơn.

Dickson cho biết các báo cáo như vậy là rất quan trọng, và cô ấy muốn đảm bảo các sự kiện của mình là cơ hội để các cá nhân và doanh nghiệp tâm huyết đưa ra các giải pháp tiềm năng. “Chúng tôi cố gắng xem xét các giải pháp khác nhau và dựa vào những mặt tích cực. Tôi luôn cố gắng tập trung vào mục tiêu cuối cùng vì nó có thể chệch hướng rất nhanh.”

Cho đến nay, công việc của Dickson đã tiến hành được gần bốn năm. Cô và những người đồng sáng lập đưa ra những thông điệp đầu tiên cho chuỗi các sự kiện giáo dục, môi trường trên khắp Hồng Kông và Singapore.

Sự kiện lớn nhất và bao gồm nhiều hoạt động nhất là “Green Is The New Black” - “lễ hội có ý thức” được tổ chức hàng năm. Tuần trước, nó đã thu hút hơn 50 diễn giả, 70 công ty và các tổ chức phi chính phủ và hơn 3.800 người đến tham gia. Trong số các diễn giả tham gia tại sự kiện, có sinh viên người Indonesia 17 tuổi Melati Wijsen, người đã tổ chức rất nhiều hoạt động để chống lại việc ô nhiễm túi nhựa trên đảo Bali.

Cuộc nói chuyện của cô tại lễ hội đã có tác động ngay lập tức đến một nhà thiết kế vốn là đại diện của cơ quan thời trang toàn cầu khá nổi tiếng. Và đồng thời, vị đại diện này cũng đã dành hẳn một ngày làm việc để phác thảo kế hoạch phát triển bền vững cho công ty của mình.

Miquelis nói: Mặc dù các hoạt động của các sự kiện không hoàn toàn là cần thiết cho tất cả những người tham dự, nhưng về lâu dài nó giúp cho mọi người nhận thức rõ hơn cũng như có thể thực hiện các bước từ nhỏ đến lớn để bắt đầu tạo sự khác biệt.

Dickson không hề hối hận về quyết định tổ chức những sự kiện như thế. Đối với cô hiện tại, đó mới chính là công việc mơ ước và đáng giá để theo đuổi.

Dickson chia sẻ: Quy mô và các vấn đề mà sự kiện đề cập đến rất rộng lớn còn đội ngũ của chúng tôi lại quá nhỏ bé, vì vậy tất nhiên sẽ có những lúc giống tôi băn khoăn “tại sao tôi lại làm điều này?”. Nhưng sau đó, nhìn thấy những thay đổi nhỏ tôi nghĩ: Không, điều này thực sự quan trọng và mình không được dừng lại.

Theo songmoi.vn

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Cô gái 30 tuổi từ bỏ công việc mơ ước để thúc đẩy ngành thời trang bền vững hơn tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 10/01/2019, 15:08
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 05/03/2019, 00:00
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 14/03/2019, 15:00
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 14/03/2019, 15:00
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 19/03/2019, 10:12
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 19/03/2019, 01:59
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 19/03/2019, 02:32
Lên đầu trang