Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ tư , 11/12/2019, 00:00

Có hay không Khách hàng phải tìm đến startup du lịch của mình?

Đừng hỏi Ban giám khảo mà hãy hỏi chính mình, đừng hỏi bản thân mà hãy hỏi thị trường, đừng hỏi thị trường mà hãy hỏi khách hàng.

Vấn đề sau cùng của mọi startup là bán được sản phẩm cho khách hàng. Nhưng quan trọng là cách tiếp cận khách hàng thế nào? Có phương pháp nào để cho khách hàng tự tìm đến mình không?

Một vấn đề mà tôi luôn băn khoăn, nghi ngờ cả thầy cô mentor, nhà đầu tư đó cách họ bắt tôi phải là luôn luôn đặt khách hàng là trung tâm và bằng mọi cách tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Nó cũng giống như vấn đề giải bài toán theo đuổi 1 cô gái đẹp vậy. Công việc của thầy cô mentor cũng như ba mẹ vậy suốt ngày bắt chúng ta phải mường tượng khách hàng tương lai (hay vợ tương lai), vẽ chân dung khách hàng, phân tích rồi đến các giả định KH thích cái này cái kia rồi ra chiến lược chinh phục thế này thế nọ phải vẽ ra thật cụ thể trên giấy mới được còn không sẽ không được rót tiền (hay cho cưới). Trường hợp mình khi cãi lại họ tự chọn sản phẩm tự chọn phân khúc khách hàng theo ý mình thích thì nhiều khi cũng chẳng xong Haizzz. Qua quá trình tìm hiểu tôi thấy ngay cả mình hay cả khách hàng hay cô gái đẹp kia cũng vậy đôi khi cũng chẳng biết nhu cầu thực của mình ra là gì cả, họ cũng bị nhiều yếu tố khác chi phối mà??? Và chuyện đời đâu có mấy ai theo được như kế hoạch đã đề ra vì cuộc sống muôn màu còn có nhiều điều bất ngờ mà!?

Tôi không phản bác gì về điều này nhưng với lối tư duy ngược thì đại đa số giải quyết theo chiều xuôi mà không ai nghĩ giải bài toán theo chiều ngược hoặc theo hướng khác kiểu như hồi xưa luôn là thầy cô ra đề còn học sinh lúc nào cũng chỉ biết làm cách nào để giải đề mà thôi chứ chưa bao giờ dám đưa ra câu hỏi về vấn đề đó, hoặc tự hỏi mình và tự trả lời câu hỏi đó cả. Cũng như việc gì cứ phải theo đuổi cô gái trong khi cô gái đó có khi phải theo đuổi ngược lại mình nữa ấy chứ. Tại sao chúng ta lại không xây dựng mô hình kinh doanh mới là Platform như kiểu Soái ca, tổng tài bá đạo trong các phim ngôn tình?

Anh Sơn CEO Tiki đã chia sẻ về xu hướng TMĐT mới đó là: Lúc trước TMDT là Khách hàng vào Tìm cái Muốn Mua

Bây giờ TMDT là giúp khách hàng Khám phá cái họ Chưa biết mình muốn nhưng sẵn sàng bỏ tiền ra MUA

Tôi lại thích quan điểm mới này vì thứ nhất anh Sơn có kinh nghiệm bao năm làm TMĐT nhận ra xu hướng mới mà các startup trẻ có cơ hội để bứt phá so với các nền tảng cũ. Và tôi cũng đã từng ra kinh doanh du lịch khi tự “tạo sóng” cho 1 dịch vụ tour trải nghiệm mới rồi. Mặc dù về sau cũng be bét nhưng ý tôi muốn nói ở đây là trong lĩnh vực du lịch khơi gợi một điều gì đó cho khách hàng chưa biết mình muốn nhưng mình tin rằng khách hàng sẵn sàng bỏ tiền ra mua sản phẩm đó của mình vậy. Và lần này tôi quyết tâm xây dựng mô hình kinh doanh mới là platform.

Khi tôi đưa ra vấn đề ra và các giải pháp của tôi thì họ gạt đi ngay và nói rằng những cách như em trình bày chỉ những người có level cao thiên tài như Steve jobs, mark zuckerberg,….hay phải đốt rất rất nhiều tiền mới làm được. Tức là mình phải tài giỏi này nọ hay có đủ điều kiện thì mới làm được điều đó. Không tin tưởng mình đủ năng lực để tạo ra nhu cầu mà khách hàng sẽ quan tâm sẽ bỏ tiền ra mua. Họ chỉ tin những nhu cầu như họ nghĩ hay những nhu cầu bình thường đang diễn ra chứ không tin vào nhu cầu ở một xu hướng mới do mình sáng tạo ra. Vậy mà lúc nào cũng nói startup là đổi mới là sáng tạo, khác biệt… nhưng họ lại chẳng tin vào sự sáng tạo mới?

Nhà đầu tư thì tôi không nói vì họ làm vì lợi nhuận nhưng thầy cô mentor, coach đến tầm tuổi này thì tôi luôn nghi ngờ vì đa số chưa ai ra làm thực chiến cả còn ngồi bàn giấy nói chuyện vĩ mô và điều quan trọng là tâm lý trên chiến trường thì chắc chưa ai có kinh nghiệm mà cứ nói những lý thuyết giải quyết thế này thế kia như đúng rồi thì làm sao những người có những kinh nghiệm thương đau có thể phục được. Còn nhà đầu tư thì lúc chưa hợp tác thì khen founder có nhiều ý tưởng hay nhưng lúc vào chiến trường thì chỉ ép founder làm theo những kinh nghiệm cũ mà thôi.

Chính vì thế vấn đó mà theo tôi tìm hiểu được thì có một phong cách sống của người Mỹ hay các giới diễn viên, nghệ sĩ hay áp dụng từ xưa đó là: Fake it until you make it (Hãy giả bộ giống như thật cho đến khi bạn làm được điều đó – Một kiểu sống gần như tự kỉ ám thị). Với phương châm sống này được cho là một quy trình ngược nhưng có hiệu quả hơn cách truyền thống là làm việc cật lực để đạt được đến 1 cái gì, rồi khi đạt đến cái đó mới cho phép bản thân cư xử ở vị trí đó. Phương châm này là nếu mình muốn trở thành 1 người nào đó, mình hãy hành động/ cư xử giống như mình đã là người đó rồi, làm như thế đến khi mình thật sự trở thành người đó. Ví dụ nếu mình muốn trở thành 1 người giàu có, thì việc ăn ngon mặc đẹp cũng là 1 nghệ thuật cần fake trước khi thực sự giàu có. Nếu mình muốn trở thành một doanh nhân thành đạt thì mình tin tưởng cư xử với mọi người như mình sắp trở thành doanh nhân thành đạt… Tin tưởng vào điều đó và để bản thân sống như thể điều đó đã trở thành hiện thực sẽ biến điều đó thành hiện thực. Tuy nhiên khi áp dụng nó ở châu Á sẽ bị quy là bị mắc chứng bệnh con nhà lính tính nhà quan rồi nào là hoang tưởng, vĩ cuồng còn theo ngôn ngữ giới trẻ thì gọi đó là ảo tưởng sức mạnh.

Tôi có tìm thấy một giải pháp trên lý thuyết cho vấn đề Khách hàng đó là sự thống nhất giao nhau của 3 vòng tròn: Cá nhân mình, mentor – nhà đầu tư và nhu cầu của khách hàng. Nhưng trên thực tế tôi vẫn cứ bị xoay vòng vòng trong phong cách sống và quan điểm khác biệt với tôi.

Bạn nào có giải pháp khả dĩ hay có kinh nghiệm có thể chia sẻ thì chia sẻ cùng mọi người nhé! Thân,

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Có hay không Khách hàng phải tìm đến startup du lịch của mình? tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 10/01/2019, 15:08
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 05/03/2019, 00:00
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 14/03/2019, 15:00
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 14/03/2019, 15:00
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 19/03/2019, 10:12
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 19/03/2019, 01:59
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 19/03/2019, 02:32
Lên đầu trang