Xu hướng
Thứ sáu , 30/06/2023, 00:00

Công nghệ mới định hình bức tranh ngành công nghiệp (Phần 3)

.

Tiếp tục đến với phần tiếp theo của bài viết, tại phần này, bài viết giới thiệu phần còn lại của mục Kết nối sản xuất kỹ thuật số tiên tiến là một thay đổi lớn so với sản xuất kiểu cũ

Kiểu kết nối này mở đường cho sự chuyển đổi mô hình từ sản xuất tập trung sang sản xuất phi tập trung.

Sự thay đổi lớn khác là phần mềm sản xuất kỹ thuật số tiên tiến cho các hệ thống nối mạng thông minh

Các công nghệ sản xuất trở nên mang tính kỹ thuật số hoàn toàn khi khả năng kết nối của chúng được phần mềm tăng cường, cho phép phân tích dữ liệu lớn - tức là các công cụ có thể xử lý lượng dữ liệu khổng lồ trong thời gian gần như thực. Kể từ phần mềm đầu tiên ví dụ như sản xuất có sự trợ giúp của máy tính (CAM), thiết kế có sự trợ giúp của máy tính (CAD) và sản xuất tích hợp với máy tính (CIM) và những cải tiến do công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) mang lại trong CMCN 3, phần mềm của CMCN 4 đã mở đường cho các CPS. Những hệ thống kết nối thông minh này với các cảm biến nhúng, bộ xử lý và bộ truyền động được thiết kế để cảm nhận và tương tác với thế giới vật chất và hỗ trợ, trong thời gian thực, đảm bảo hiệu suất trong các ứng dụng.

Phần mềm tiên tiến thay đổi nhà máy, chuỗi cung ứng và vòng đời sản phẩm

Các công nghệ phần mềm tiên tiến và khả năng kết nối của chúng tạo ra các cơ hội mới để tích hợp sản xuất ở ba cấp độ:

•Tích hợp theo chiều dọc các hệ thống sản xuất linh hoạt và có thể cấu hình lại với việc tạo ra dữ liệu của chúng (nhà máy thông minh).

•Tích hợp theo chiều ngang trong chuỗi cung ứng.

•Tích hợp vòng đời sản phẩm của các hoạt động kỹ thuật kỹ thuật số đầu cuối.

Phần mềm CPS có thể tận dụng sự tích hợp đầy đủ của cả ba cấp độ. Chẳng hạn, phần mềm có thể tích hợp việc thu thập, phân tích và quản lý dữ liệu để bảo trì thiết bị và giám sát mức tồn kho khắp chuỗi cung ứng, cho phép giao tiếp giữa “máy - sản phẩm - máy”. Do đó, CPS có thể kết nối thế giới ảo và thế giới thực để tạo ra các hệ sinh thái sản xuất mới nơi các đối tượng thông minh giao tiếp, tương tác và hỗ trợ quy trình tự điều chỉnh tự động./.

Hộp 1.Tự động hóa và số hóa: Từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đến lần thứ tư  Mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng robot là một công nghệ mới, thực chất tự động hóa đã có từ thế kỷ 18 khi Oliver Evans đã phát triển máy xay bột tự động hoàn toàn đầu tiên năm 1785. Kể từ đó, tự động hóa được ứng dụng trong hầu như tất cả các ngành công nghiệp. Vào những năm 1950, máy công cụ được tự động hóa với sự trợ giúp của các ngôn ngữ điều khiển số, đã phát triển vào những năm 1960 thành điều khiển số được vi tính hóa cho phép sản xuất ngày càng dựa vào điện tử để tự động hóa và robot hóa. Robot công nghiệp đầu tiên được sản xuất bởi Unimation và được triển khai tại Công ty General Motors vào năm 1961.

Tiếp tục đón tiếp phần tiếp theo của bài viết Công nghệ mới định hình bức tranh ngành công nghiệp

 

CASTIHub (Tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Công nghệ mới định hình bức tranh ngành công nghiệp (Phần 3) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Lên đầu trang