Kiến thức - Kỹ năng
Thứ hai , 25/07/2022, 00:00

Đặt tên thương hiệu: Quy trình, Cách thức & Tra cứu (Phần cuối)

.

3. 12 Cách đặt tên thương hiệu

Cách #10. Dùng tính từ để đặt tên thương hiệu

Trong kinh doanh, ai cũng muốn công việc của mình thuận buồm xuôi gió, chính vì thế mà những cái tên như Tài Lộc, Thịnh Phát, Thịnh Vượng,…cũng hay được sử dụng để đặt tên thương hiệu.

Ở Việt Nam, một số thương hiệu nổi tiếng sử dụng cách đặt tên này đó là: Hòa Phát, Hiệp Phát, Hòa Bình, Tiền Phong, Tiên Phong,…

Cách #11. Dùng tiếng nước ngoài để đặt tên

Tiếng nước ngoài khi đọc lên nghe có vẻ như rất chuyên nghiệp và làm cho những sản phẩm, dịch vụ của bạn khá cao cấp đúng không?

Đây là một trong những lý do cách đặt tên này được ưa chuộng ngay cả khi thương hiệu đó là của người Việt. Cách đặt tên này vừa giúp thương hiệu của bạn không trùng lặp, mới lạ, nghe sang chảnh, thu hút người tiêu dùng mà vẫn mang nhiều ý nghĩa.

Một số thương hiệu dùng từ tiếng nước ngoài có thể kể đến như là: Owen, Adam Store, Torano,… Vừa ngắn gọn, ý nghĩa mà lại dễ thu hút sự tò mò của khách hàng.

Cách #12. Sử dụng phiên âm âm thanh để đặt tên

Sử dụng phiên âm âm thanh để đặt tên thương hiệu là một cách làm rất thông minh. Các âm thanh quen thuộc hàng ngày thậm chí còn làm cho thương hiệu trở nên dễ nhớ hơn.

Một số thương hiệu sử dụng cách đặt tên này như:

  • Tiktok
  • Cốc Cốc
  • Cuccu
  • Tacke

BONUS: Cách đặt tên thương hiệu theo phiên âm

Có nhiều thương hiệu mang yếu tố văn hóa nước ngoài thường sử dụng từ phiên âm để đặt tên thương hiệu, cách làm này tạo ra thương hiệu độc đáo tại thị trường Việt Nam.

Các thương hiệu mang yếu tố văn hóa Trung, Hàn, Nhật rất hay sử dụng phương pháp này, ví dụ:

  • Fenghuang – Phượng Hoàng
  • Haidilao – Hải Để Lao
  • Akira – Thông minh
  • Dimsum – Điểm tâm
  • Sakura – Hoa anh đào

4. Tránh hiểu sai ngữ nghĩa vùng miền khi tạo tên thương hiệu

Mỗi địa phương, mỗi vùng miền thường có cách phát âm hay ngôn từ riêng. Do vậy, một lưu ý khi đặt tên thương hiệu là bạn không nên dùng những từ tối nghĩa hoặc có quá nhiều người, dễ gây ảnh hưởng đến tiềm thức người tiêu dùng.

Một ví dụ điển hình cho việc này là hãng vận chuyển Tăng Tốc. Nhưng khi được in lên các phương tiện truyền thông thì lại thành “Tang Toc” mang hàm ý kém may mắn. Do đó trong quá trình kinh doanh, hãng hàng không này đã gặp không ít khó khăn.

Đây là điều mà không ai muốn, ai mà chẳng muốn tên thương hiệu của mình mang lại sự thuận lợi trong kinh doanh đúng không nào?

5. 5 Cách tra cứu tên thương hiệu trên internet

Song song với việc đặt tên thương hiệu hay, độc đáo, ấn tượng đó là kiểm tra, tra cứu tên thương hiệu trên intenet để đảm bảo không trùng lặp. 5 Cách mà Sao Kim giới thiệu dưới đây sẽ giúp bạn tiến hành kiểm tra hiệu quả:

  • Cách #1: Gõ “tên thương hiệu” trên Google Search (hoặc Cốc cốc search, Bing). Quan trọng, hãy đảo từ để đảm bảo các biến thể là duy nhất khi tìm kiếm qua công cụ tìm kiếm.
  • Cách #2: Viết ra các biến thể tên miền từ tên thương hiệu và tìm kiếm trên các nhà cung cấp tên miền (cả trong và ngoài nước) xem đã có ai đăng ký hay chưa (bởi vì tên miền là xương sống trong việc nhận diện trên internet) – Kiểm tra song song trên cả Google Search (ưu tiên có đủ 3 tên miền .vn, .com và .com.vn)
  • Cách #3: Sử dụng các biến thể của tên thương hiệu để tra cứu trên mạng xã hội (Facebook, Youtube, Tiktok…)
  • Cách #4: Kiểm tra tên thương hiệu trên các sàn TMĐT như Shopee, Tiki, Lazada, Sendo để chắc chắn rằng không bị nhầm lẫn với một shop online nào đó
  • Cách #5: Đây là cách không nhiều người chia sẻ cho bạn. Tiến hành tra cứu trong cơ sở dữ liệu của Cục sở hữu trí tuệ theo từng ngành hàng để kiểm tra khả năng đăng ký nhãn hiệu (dựa theo bảng phân loại NI-XƠ) chính xác hơn.

Cả 5 cách trên giúp bạn kiểm tra tên thương hiệu trên mọi nền tảng, đảm bảo đến 99,9% rằng khi bạn tiến hành xây dựng thương hiệu sẽ không bị mất lợi thế tìm kiếm.

Ngoài ra, để chắc chắn hơn nữa về khả năng bảo hộ, đăng ký nhãn hiệu thành công bạn cần tra cứu trực tiếp với chuyên viên phía Cục sở hữu trí tuệ. (Đây vẫn là cách không thể thay thế).

Casti Hub tổng hợp

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Đặt tên thương hiệu: Quy trình, Cách thức & Tra cứu (Phần cuối) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 14:53
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 15:52
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:01
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:12
Lên đầu trang