Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ sáu , 22/10/2021, 09:01

Doanh nghiệp hệ sinh thái ở Việt Nam – phần 2

Tập trung vào gắn kết khách hàng, nhân tài và phân tích dữ liệu có thể mở ra thành công trong nền kinh tế hệ sinh thái mới nổi của đất nước.

Cơ sở hình thành nên một hệ sinh thái

Ngoài các doanh nghiệp thuần số, các công ty lâu đời tại Việt Nam cũng đang phá vỡ cấu trúc hiện thời và tiến vào đấu trường với tư cách là những doanh nghiệp hệ sinh thái. Trong năm 2019, ba trong số bảy doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam; Masan Group, Techcombank và VinGroup đã thành lập One Mount Group nhằm dựng lên hệ sinh thái lớn nhất đất nước. Thay vì cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại điện tử vốn đã đông đúc, đơn vị mới thành lập của One Mount Group, VinShop, nắm bắt giá trị trong thị trường B2B2C bằng cách giải quyết tình trạng thiếu hiệu quả trong chuỗi cung ứng. VinShop mang lại cho hàng nghìn chủ cửa hiệu truyền thống một nền tảng kỹ thuật số để họ có thể đặt hàng tiêu dùng nhanh từ các nhà cung cấp và đại lý. Hệ sinh thái này sau đó được hưởng lợi từ các tài sản sẵn có và hoạt động đa ngành của các công ty sáng lập, tạo tiềm năng mở rộng quy mô nhanh hơn so với các doanh nghiệp thuần số.

Doanh nghiệp viễn thông Viettel, trong khi đó, đã bắt đầu phát triển các hệ sinh thái nội bộ phục vụ doanh nghiệp nhà nước và tư nhân. Với khả năng tiếp cận các khách hàng doanh nghiệp lớn và đội ngũ kỹ sư tài năng tại Việt Nam, công ty đang tìm cách thu hút khách hàng mới bằng các sản phẩm cốt lõi của mình: giải pháp kinh doanh và phần mềm CNTT. Đồng thời, Viettel tìm cách bán chéo các sản phẩm mới hiện không phải là sản phẩm cốt lõi như bộ giải pháp bảo mật, mạng đám mây và Internet vạn vật. Các dự án đầu tư khác nhau vào các ứng dụng tương tác trực tiếp với người tiêu dùng trong thanh toán, khách hàng thân thiết và hậu cần có thể mở ra cho Viettel một con đường mới, khai thác cơ sở khách hàng lớn nhằm mở rộng phạm vi cung cấp các sản phẩm B2C.

Mở rộng quy mô và bước ra khỏi giai đoạn non trẻ

Mặc dù có những dấu hiệu phát triển tích cực trên, hầu hết các hệ sinh thái số ở Việt Nam hiện vẫn còn non trẻ. Hiện tổng quy mô của tất cả các hệ sinh thái số tại Việt Nam - được định nghĩa là quy mô của các giao dịch trên nền tảng số trong đó ít nhất một bước trong quyết định mua hàng được thực hiện trực tuyến, ngay cả khi giao dịch cuối cùng là ngoại tuyến - bằng khoảng một phần trăm quy mô của các hệ sinh thái tại Trung Quốc (Việt Nam là 50 tỷ USD so với 4.900 tỷ USD tại Trung Quốc) và tỷ trọng doanh thu trực tiếp thông qua các hệ sinh thái của Việt Nam thấp hơn đáng kể (4 tỷ USD) so với Trung Quốc (2.486 tỷ USD), vào khoảng 0.16%. Ngoài ra, trong khi ở Trung Quốc hay Hoa Kỳ, khoảng 19% doanh thu phân phối trong nền kinh tế (bao gồm giá trị gia tăng của doanh thu đến từ việc bán và phân phối hàng hóa và dịch vụ) trực tiếp thông qua các hệ sinh thái số, con số này ở Việt Nam chỉ là 2%.

Điều quan trọng ở đây là thị trường ở Việt Nam vẫn còn phân tán, thể hiện qua sự có mặt của hơn 30 ví điện tử trên thị trường, và vẫn chưa biết rõ ai sẽ trở thành công ty tổng hợp hàng đầu trong nước. Trong một thời gian dài, nhiều công ty Việt Nam cố gắng sao chép các mô hình đã được kiểm chứng từ Trung Quốc như Alibaba và Tencent; tuy nhiên, vì môi trường thị trường tại Việt Nam phân tán hơn, mức độ thâm nhập kỹ thuật số thấp hơn, và sức mua của người tiêu dùng yếu hơn, sự xuất hiện của hai hoặc ba hệ sinh thái hàng đầu có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn vì phải đối mặt với nhiều thách thức hơn.

Ghi chú:

(1) Doanh thu phân phối tương ứng với giá trị gia tăng của bất kỳ hoạt động bán nào không đến từ việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà là từ việc bán và phân phối - đại diện cho phần “có thể giải quyết được” của nền kinh tế của một quốc gia đối với hệ sinh thái. Tính tỷ lệ này bằng cách lấy doanh thu hệ sinh thái trực tiếp chia cho tổng doanh thu phân phối.

(2) Tương ứng với doanh thu trực tiếp thông qua các hệ sinh thái.

(3) Tương ứng với doanh thu được tạo ra với ít nhất một bước trong quyết định mua hàng được thực hiện trên hệ sinh thái số, ngay cả khi giao dịch cuối cùng diễn ra ngoại tuyến.

Câu hỏi thực sự đặt ra cho các doanh nghiệp hệ sinh thái là làm thế nào họ có thể đổi mới và thành công trong môi trường này. Vốn dĩ sự xuất hiện của các hệ sinh thái thường xoay quanh thương mại điện tử, truyền thông xã hội hoặc thanh toán và dịch vụ tài chính. Tuy nhiên, tại Việt Nam, để kiến tạo các hệ sinh thái hàng đầu có thể đòi hỏi những nỗ lực đặc biệt, chẳng hạn như đầu tư tập trung để hợp nhất tất cả các lĩnh vực này để đảm bảo thành công lâu dài.

Một câu hỏi khác liên quan đến lợi nhuận. Cơn sốt định giá đã tới Việt Nam và chi phí thu hút khách hàng khá cao với nhiều công ty tích cực đầu tư vào việc thu hút người dùng và huy động thêm tài chính. Nhiều doanh nghiệp mà chúng ta thấy trên thị trường hiện nay sẽ gặp khó khăn trong việc biến mô hình kinh doanh của họ thành các dự án kinh doanh sinh lời.

Bản tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (vista.gov.vn)

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Doanh nghiệp hệ sinh thái ở Việt Nam – phần 2 tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 10/01/2019, 15:08
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 05/03/2019, 00:00
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 14/03/2019, 15:00
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 14/03/2019, 15:00
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 19/03/2019, 10:12
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 19/03/2019, 01:59
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 19/03/2019, 02:32
Lên đầu trang