Kiến thức - Kỹ năng
Thứ ba , 30/05/2023, 10:04

Giá trị cốt lõi để phát triển doanh nghiệp (phần 2)

.

4. Xây dựng giá trị cốt lõi trong doanh nghiệp

Khám phá giá trị cốt lõi tiềm ẩn

Trước hết, bạn không phải là người tạo ra giá trị cốt lõi trong doanh nghiệp của mình. giá trị cốt lõi tự sinh ra và nằm ẩn khuất sâu phía bên dưới thương hiệu. Nhiệm vụ của bạn là phải tìm ra, và áp chúng vào những chiến lược quan trọng của doanh nghiệp.

Làm thế nào để khám phá giá trị cốt lõi của doanh nghiệp? Dưới đây là 4 gợi ý dành cho bạn:

  • Thực hiện Brainstorming: Tập hợp đội ngũ quản lý cấp cao của doanh nghiệp, yêu cầu họ đề ra 5 giá trị chính đại diện cho doanh nghiệp. Bạn có thể đặt những câu hỏi gợi mở như: Điều gì đem lại giá trị tốt nhất cho doanh nghiệp? Khách hàng mục tiêu của chúng ta là ai? Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là gì? Sử dụng công cụ mindmap – vẽ sơ đồ tư duy để hoạt động Brainstorming thêm hiệu quả.
  • Học hỏi từ những thất bại. Nhìn vào những thất bại mà doanh nghiệp đã phải trải qua, tự mình trả lời những câu hỏi như: “Nguyên nhân của những thất bại đó là gì? Giải pháp nào có thể giúp bạn tránh mắc phải sai sót đó trong tương lai?”
  • Ngẫm lại những điều bạn đã làm. Xem xét những điều mà doanh nghiệp bạn đang theo đuổi và tự hỏi tại sao mình lại làm như vậy. Ví dụ, bạn là công ty thời trang, và bạn đang tìm mọi cách để sản phẩm mình có thể giao đến tận tay khách trong vòng 24 giờ. Vậy chẳng phải giá trị cốt lõi của doanh nghiệp bạn đang là nâng cao trải nghiệm của khách hàng, tối ưu hóa hoạt động giao hàng hay sao?
  • Nhìn từ những thương hiệu bạn yêu thích. Đề ra một danh sách các tên thương hiệu bạn có cảm tình, viết ra lý do khiến thương hiệu đó trở nên đặc biệt trên thị trường. Sau đó, xác định chủ đề thông điệp xuyên suốt trong các thương hiệu trên, lập một dàn ý để có thể áp dụng vào thương hiệu của bạn.

Truyền tải giá trị cốt lõi tới khách hàng

Một khi đã quyết định những giá trị cốt lõi bạn muốn sử dụng cho doanh nghiệp, đã đến lúc truyền tải chúng một cách rõ ràng.

Giá trị cốt lõi không chỉ được thể hiện qua những câu từ đẹp đẽ, nó còn phải mang tính điều hướng và dễ ghi nhớ. Không chỉ những từ mang tính bay bổng như: “khác biệt”, “tiên phong” hay “sáng tạo”, bạn có thể sử dụng từ mang tính cổ động mạnh, như “tôn trọng”, “khẳng định mình”, “nỗ lực”,…

Câu từ sử dụng phải ngắn gọn, xúc tích và catchy. Câu từ càng “kêu”, càng thu được sự phản hồi của khách hàng một cách dễ dàng.

Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp phải mang tính độc nhất. Nó không chỉ phản ánh “quốc hồn quốc túy” của công ty bạn, nó còn giúp thương hiệu nổi bật và tách biệt với các đối thủ cạnh tranh còn lại trong ngành.

Thông điệp của giá trị cốt lõi phải được đánh thẳng vào trọng tâm. Hãy đảm bảo từng câu từng chữ được sử dụng trong giá trị cốt lõi đều phải hàm chứa ý nghĩa nhất định, không bị sử dụng một cách thừa thãi, uổng phí.

CASTI Hub (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Giá trị cốt lõi để phát triển doanh nghiệp (phần 2) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 14:53
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 15:52
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:01
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:12
Lên đầu trang