Sự kiện tháng 12
Thứ bảy , 01/12/2018, 00:00

GRAND HARVEST DAY 2018: ĐIỂM LẠI NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA IPP CHO HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP

Ngày 6/7/2018 tại Khách sạn JW Marriott, Hà Nội, Chương trình Đối tác đổi mới sáng tạo Việt

Ngày 6/7/2018 tại Khách sạn JW Marriott, Hà Nội, Chương trình Đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam - Phần Lan giai đoạn 2 (IPP2) tổ chức Sự kiện IPP Grand Harvest Day 2018. Đây cũng là một trong các hoạt động hướng tới kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Phần Lan.

Tham dự Sự kiện có ông Chu Ngọc Anh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ - Trưởng ban chỉ đạo Chương
trình IPP2 và đại diện các đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ Ngoại giao, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, các Sở Khoa học và Công nghệ, các trường đại học đối tác của IPP2.

Về phía khách mời quốc tế, có sự tham dự của ông Kari Kahiluoto, Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam; đại diện Bộ Ngoại giao Phần Lan, Đại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam, đại diện một số đại sứ quán và tổ chức quốc tế đã hợp tác và hỗ trợ Chương trình IPP2 trong thời gian qua.

Tham dự Sự kiện còn có khoảng 250 đại biểu đại diện cho các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Việt Nam, các tiểu dự án, các trường đại học, tổ chức và cá nhân đã và đang tham gia các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo do Chương trình IPP2 tổ chức trong 4 năm qua.

IPP2 là Chương trình Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) được chính phủ Việt Nam và chính phủ Phần Lan đồng tài trợ thực hiện trong 4.5 năm (3/2014-10/2018) với tổng ngân sách của Chương
trình là 11 triệu Euro, trong đó Chính phủ Phần Lan tài trợ 9.9 triệu Euro, phần đối ứng của Chính phủ
Việt Nam là 1.1 triệu Euro. Chương trình được thiết kế gồm 3 cấu phần chính: Phát triển môi trường thể chế và xây dựng năng lực về ĐMST; thiết lập quan hệ đối tác ĐMST và hỗ trợ các dự án khởi nghiệp sáng tạo.

Báo cáo kết quả của IPP2, ông Lauri Laakso, Cố vấn trưởng Dự án cho biết: "Trong những năm qua, IPP2 đã tiên phong thử nghiệm các mô hình mới trong đào tạo, xây dựng năng lực và hỗ trợ khởi
nghiệp sáng tạo ở Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, làm cơ sở phát triển lực lượng doanh nghiệp sáng tạo ăng trưởng nhanh, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững".

Ông cũng cho biết, các hoạt động của IPP2 đã và đang đóng góp tích cực cho việc hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lànhmạnh và bền vững ở Việt Nam. Cụ thể, IPP2 đã cung cấp các hỗ trợ tài chính và tư vấn, đào tạo cho 35 dự án khởi nghiệp, dự án phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, dự án hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trong các trường đại học với mục đích trình diễn để nhân rộng mô hình hỗ trợ khởi nghiệp và hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam.

IPP2 đã đưa các chuyên gia quốc tế giàu kinh nghiệm tham gia tư vấn, soạn thảo các chính sách có tác động lớn trong dài hạn như Chương trình 844 Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia đến năm 2025; Luật Chuyển giao công nghệ sửa đổi; Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; đồng thời, tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn nâng cao năng lực cho gần 100 cán bộ hoạch định chính sách về khoa học, công nghệ và ĐMST của Việt Nam.

IPP2 cũng đã thực hiện nhiều hoạt động xây dựng năng lực khởi nghiệp và ĐMST theo chuẩn
quốc tế cho các cá nhân, tổ chức và trường đại họctại Việt Nam. Bên cạnh đó, IPP2 còn tài trợ cho các
dự án của một số trường đại học Việt Nam nhằm thử nghiệm thiết kế các chương trình đào tạo về khởi
nghiệp và ĐMST phù hợp với nhu cầu của từng trường, khuyến khích sự hợp tác giữa các trường đại
học, hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trong khuôn viên đại học, góp phần thúc đẩy việc đưa
chương trình đào tạo về khởi nghiệp và ĐMST vào giảng dạy tại các trường đại học Việt Nam.

Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh khẳng định: “Đối với Bộ Khoa học và Công nghệ, trong những năm qua, IPP được xem là cầu nối quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Phần Lan trên lĩnh vực ĐMST, khởi nghiệp, khoa học và công nghệ".

Bộ trưởng cho biết: “Cho đến nay, trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới và khu vực,ĐMST đã trở thành một triết lý tiến bộ về tư duy và phát triển kinh tế - xã hội. Hướng tới một nền kinh tế phát triển dựa trên vai trò dẫn dắt của ĐMST là mụctiêu chiến lược của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. ĐMST cũng đã trở thành một lĩnh vực mới thuộc đối tượng quản lý nhà nước, được Chính phủ giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ chính thức đảm nhiệm như một chức năng, nhiệm vụ quan trọng”.

Theo chia sẻ của Bộ trưởng Chu Ngọc Anh, thời gian tới, Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục khẳng định cam kết mạnh mẽ thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ĐMST và xem đây như một giải pháp quan trọng thúc đẩy số lượng và chất lượng doanh nghiệp Việt Nam.

Chia sẻ tại sự kiện, ông Huỳnh Kim Tước, Giám đốc điều hành của SIHUB cho biết, chúng ta không thể xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp bằng cách sao chép nguyên văn hệ sinh thái khởi nghiệp của nước ngoài hay hệ sinh thái khởi nghiệp của các địa phương khác.Để xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, các địa phương cần chú ý một số yếu tố.

Đầu tiên chúng ta cần xác định mục tiêu của địa phương là gì và chúng ta xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp như là một công cụ để đạt được mục tiêu đó.

Thứ hai, chúng ta cần xác định đối tượng hưởng thụ của hệ sinh thái là ai để có các chính sách hỗ trợ phù hợp; thứ ba là cần có sự vào cuộc của các viện, trường đại học, các doanh nghiệp tập đoàn lớn; yếu tố thứ tư là vấn đề đào tạo kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; và cuối cùng là chúng ta cần xácđịnh hệ sinh thái khởi nghiệp của chúng ta đang giai đoạn nào để chúng ta có các hành động phù hợp.

Tại IPP Grand Harvest Day, ngoài việc tổng kết hoạt động của IPP2 giai đoạn 2014-2018; giới thiệu các tài liệu hỗ trợ đổi mới sáng tạo của IPP2; trình diễn của các nhóm dự án nổi bật như ezCloud,
DNES, BK-Holdings và 844 còn có phần thảo luận chuyên sâu về 03 nội dung: Đào tạo, xây dựng năng
lực về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo hướng tới nền kinh tế sáng tạo; đầu tư và tài chính cho các
doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tăng trưởng nhanh; thúc đẩy xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp
sáng tạo bền vững.

Hội nghị cũng là diễn đàn mở nhằm chia sẻ thông tin về thực trạng, các thách thức hiện tại và tương laicủa hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, thảo luận các sáng kiến, giải pháp thúc đẩy phát triển cộng đồng đổi mới sáng tạo bền vững ở Việt Nam và kết nối hợp tác./.

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 22.2018

Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia

Bạn đang đọc bài viết Dự án: GRAND HARVEST DAY 2018: ĐIỂM LẠI NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA IPP CHO HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Lên đầu trang