Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 01/06/2023, 00:00

Hệ thống năng lượng thông minh (Phần 1)

.

Toàn cầu đang và sẽ đạt đến điểm bùng phát biến đổi khí hậu. Giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu này đòi hỏi phải chuyển đổi nhanh chóng khỏi việc sản xuất năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch và hướng tới các giải pháp thay thế bền vững và khử cacbon. Các công nghệ thì đã sẵn sàng, việc cần bây giờ là một chiến lược phối hợp tập thể để triển khai chúng ở quy mô cần thiết với sự gián đoạn kinh tế tối thiểu. Kết nối không dây là một thành phần quan trọng trong quá trình chuyển đổi trung hòa cacbon thông qua việc kích hoạt các Hệ thống Năng lượng thông minh (SES) mới.

SES là một giải pháp mới, kết hợp các công nghệ tích trữ và tạo năng lượng với các ứng dụng 'thông minh', kiểm soát và tối ưu hóa việc sử dụng chúng. Những hệ thống này sẽ là chìa khóa để đáp ứng các mục tiêu hướng tới “phát thải ròng về không” vào năm 2050 hoặc sớm hơn của các công ty và chính phủ. Trong bối cảnh năng lượng hiện tại, năng lượng tái tạo (bao gồm nhiên liệu sinh học và thủy điện) hiện chỉ chiếm 11% lượng tiêu thụ toàn cầu, với thêm 5% đến từ năng lượng hạt nhân, còn lại là 84% nhiên liệu hóa thạch cần được chuyển đổi bởi công nghệ tái tạo.

Câu hỏi về quy mô và tốc độ là một trong những câu hỏi cấp bách nhất vì các công nghệ mới được đưa vào sử dụng trong lĩnh vực năng lượng cần phải trở thành trụ cột tạo ra phần lớn công suất điện. Rất may, các mạng di động và thế hệ điện toán đám mây dựa trên AI mới đã sẵn sàng để hỗ trợ quá trình chuyển đổi nhanh chóng này.

Sự kết hợp giữa mạng di động và môi trường điện toán đám mây mạnh là rất quan trọng nhờ khả năng tập hợp các hệ thống năng lượng tái tạo mới nổi của chúng thành một tài sản để cạnh tranh với quy mô gigawatt của nhà máy điện hạt nhân. Bằng cách sử dụng kết nối không dây để kết hợp một số trang trại năng lượng mặt trời hoặc hàng nghìn ngôi nhà với hệ thống tích trữ hoặc năng lượng tái tạo quy mô nhỏ, sử dụng điện toán đám mây để quản lý chúng, các SES mới có thể giữ vai trò hoạt động hiệu quả trong nỗ lực khử cacbon.

Việc này sẽ đạt được thông qua ba bước chính:

- Thứ nhất, có thể tối đa hóa sản lượng đầu ra trong vòng đời của tài sản năng lượng tái tạo thông qua việc đưa ra các quyết định theo thời gian thực để tối ưu hóa hiệu suất dựa trên các đặc tính kỹ thuật và dữ liệu khí tượng.

- Thứ hai, việc tiêu thụ các thiết bị sử dụng cuối có thể được giảm thiểu và chuyển sang các giai đoạn khi có nguồn cấp điện tái tạo dư thừa.

- Cuối cùng, tất cả các thành phần có thể được tập hợp lại với nhau, cùng với các công nghệ tích trữ năng lượng, từ đó, tạo ra các hệ thống năng lượng phi tập trung có hiệu suất tối đa cùng chi phí tối thiểu.

Tiếp tục đón xem phần 2 của bài viết Hệ thống năng lượng thông minh.

 

CASTUHub (Tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Hệ thống năng lượng thông minh (Phần 1) tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 14:53
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 15:52
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 00:00
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:01
Kiến thức - Kỹ năng
Thứ năm , 26/03/2020, 16:12
Lên đầu trang