Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 19/10/2021, 10:01

Khởi nghiệp năm 2021: xu hướng, lĩnh vực và công nghệ - phần 1

Các công nghệ phần mềm trưởng thành nhanh chóng có nghĩa là hầu hết các lĩnh vực đã bước vào hành trình kỹ thuật số, còn dịch bệnh Covid-19 lại chứng tỏ là một liều thuốc thử bất ngờ cho các giải pháp mới này.

Với việc nhân viên và người tiêu dùng buộc phải ở nhà suốt phần lớn thời gian trong năm, thế giới đòi hỏi cần phải có một cách thức hoạt động “ảo” hơn, buộc các công ty và CEO phải “tua nhanh” chương trình chuyển đổi kỹ thuật số của mình.

Ở những nơi có thể chống chọi được với dịch bệnh, các doanh nghiệp và người tiêu dùng buộc phải thích nghi và các bài học kinh nghiệm báo trước những chuyển biến tích cực cho tương lai. Giống những thay đổi rõ ràng chẳng hạn như việc “di cư” khỏi các văn phòng và khu thương mại thực, trường hợp số hóa và tự động hóa đã được tăng cường trong các nhà máy, nhà kho, chuỗi cung ứng và các quy trình hậu cần khác. Và trong khi vắc xin mang lại hy vọng rằng chúng ta sẽ phần nào trở lại trạng thái bình thường trong vài tháng tới, thì nhiều phương thức kinh doanh mới sáng tạo này có vẻ vẫn được duy trì.

Tại những thời điểm đen tối và chán nản trong năm qua, khoa học và công nghệ đã mang lại nguồn cảm hứng và hy vọng chúng ta có thể chống lại những thách thức liên quan đến Covid và tiếp tục đổi mới và phát triển. Trong khi đó, khởi nghiệp đã củng cố vị thế của mình như là một không gian năng động cuối cùng trong một nền kinh tế cũ kỹ.

Với tư duy trên, các nhà nghiên cứu của Forbers đưa ra một số nhận định về các xu hướng khởi nghiệp và vốn mạo hiểm lớn nhất sẽ xuất hiện vào năm 2021.

IPO: Manhattan dẫn đầu, sau đó là Berlin, London, Paris

Dù châu Âu đã dẫn trước Mỹ về số lượng IPO trong 5 năm qua, nhưng lại kém Mỹ về vốn huy động tuyệt đối. Mặc dù các đợt IPO công nghệ của EU đã huy động được khoảng 19 tỷ USD vào năm 2020, nhưng con số này ở Mỹ là vài trăm tỷ USD, thông qua các niêm yết nổi tiếng như Lemonade, Snowflake, Airbnb, Unity, DoorDash và nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, sắp có sự thay đổi với các đợt IPO lớn đang diễn ra từ các công ty như Transferwise, Deliveroo và Darktrace, những công ty này đang được khuyến khích niêm yết ở châu Âu, thay vì “cập bến” các sàn giao dịch ở Mỹ như Unity và Spotify. Nếu họ làm như vậy, đó sẽ là một tin tuyệt vời cho hệ sinh thái châu Âu, thúc đẩy nguồn hỗ trợ hơn nữa cho lĩnh vực mạo hiểm từ các quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm và các nhà đầu tư tổ chức khác.

Thành công của ClimateTech

Đầu tư ESG (Environmental, Social and corporate Governance) chỉ nhóm các yếu tố Môi trường, Xã hội và Quản trị công ty) hay đôi khi còn gọi là đầu tư tác động, là một trong những xu hướng hàng đầu của năm 2020, với việc các nhà đầu tư đã rót 45,6 tỷ USD vào các khoản đầu tư bền vững trong quý đầu tiên của năm. Lĩnh vực đầu tư mạo hiểm (VC) đã trải qua cơn sốt ESG tương tự, với việc các quỹ buộc phải suy nghĩ về, không chỉ mặt trái của việc đầu tư vào các công ty đi ngược lại các nguyên tắc của ESG mà còn cả những mặt tích cực to lớn từ việc đầu tư vào những doanh nghiệp đang giải quyết các vấn đề vĩ mô lớn nhất mà chúng ta phải đối mặt.

Do đó, ClimateTech 2.0 được coi là một trong những thành công nổi bật của năm 2021, nhờ vào các mô hình kinh doanh mới được hỗ trợ bởi IoT, dữ liệu tốt hơn và việc chấp nhận rằng phương pháp tiếp cận chỉ sử dụng năng lượng sẽ không đạt được mục tiêu phát thải năm 2050. Đây là sự thay đổi từ kỷ nguyên ClimateTech trước đây vốn chỉ tập trung vào năng lượng, sang các phương thức cân nhắc tới khí hậu có thể được kết hợp vào nhiều lĩnh vực hơn, chẳng hạn như fintech, nông nghiệp, vận tải, năng lượng, sản xuất và xây dựng. Ví dụ, cơ hội tích hợp các công cụ bù trừ carbon vào các ứng dụng hướng tới người tiêu dùng.

Năng suất và "cuộc chiến" cộng tác

Theo Interbrand, bốn trong số năm thương hiệu giá trị nhất trên thế giới là các nền tảng: Apple, Amazon, Microsoft và Google. Nếu thêm Salesforce, chúng sẽ là những công ty thiết lập chương trình công nghệ trong nhiều năm tới. Như Tien Tzuo, Giám đốc điều hành của Zuora đã viết gần đây: “Bất kể bạn đang hoạt động trong ngành gì, chỉ sản xuất và bán một sản phẩm tốt là chưa đủ. Bạn cần tạo một cộng đồng và một thị trường cho phép mọi người tương tác, giao dịch và lý tưởng là học hỏi lẫn nhau. Đó là sức mạnh của nền tảng".

Điều này, kết hợp với việc nhanh chóng chuyển sang làm việc từ xa hoặc kết hợp, đã làm tăng nhu cầu về các ứng dụng nơi làm việc và đặc biệt là các công cụ cộng tác và năng suất, như được thể hiện rõ bởi việc mua lại Slack gần đây của Salesforce, đã trở thành nền tảng cộng tác mặc định cho các công ty trẻ, sáng tạo . Câu hỏi là liệu công ty có thể duy trì tốc độ đổi mới hiện tại như một phần của Salesforce hay không, và chúng ta chắc chắn sẽ thấy một làn sóng những người chơi sáng tạo mới xuất hiện trong không gian này trong 12 tháng tới. Glue, một ứng dụng mới của công ty khởi nghiệp năng suất Memory, là một trong những ứng cử viên đáng lưu ý, cũng như Amie, đã huy động vốn vòng tiền hạt giống vào năm ngoái.

Bản tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (vista.gov.vn)

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Khởi nghiệp năm 2021: xu hướng, lĩnh vực và công nghệ - phần 1 tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 10/01/2019, 15:08
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 05/03/2019, 00:00
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 14/03/2019, 15:00
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 14/03/2019, 15:00
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 19/03/2019, 10:12
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 19/03/2019, 01:59
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 19/03/2019, 02:32
Lên đầu trang