Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 19/10/2021, 10:03

Khởi nghiệp năm 2021: xu hướng, lĩnh vực và công nghệ - phần 2

Các công nghệ phần mềm trưởng thành nhanh chóng có nghĩa là hầu hết các lĩnh vực đã bước vào hành trình kỹ thuật số, còn dịch bệnh Covid-19 lại chứng tỏ là một liều thuốc thử bất ngờ cho các giải pháp mới này.

Chuỗi cung ứng toàn cầu rối loạn

Rất ít lĩnh vực chịu nhiều áp lực vào năm 2020 như chuỗi cung ứng, với sự thay đổi nhanh chóng buộc các công ty phải điều chỉnh kế hoạch của mình theo từng tuần, hoặc thậm chí từng ngày. Tuy nhiên, tình hình chỉ thúc đẩy một hành trình chuyển đổi vốn đang diễn ra tốt đẹp, với việc các công ty đang tìm cách giảm thiểu rủi ro gián đoạn do bất ổn địa chính trị và chủ nghĩa dân túy kinh tế gây ra, trong khi hưởng lợi từ sự hội tụ về tiền lương và chi phí. Đối với các công ty khởi nghiệp và đầu tư mạo hiểm, điều này chính là cơ hội.

Mặc dù có các công cụ chuỗi cung ứng, nhưng chúng tương đối chậm trong việc tối đa hóa các công nghệ mới nổi mới nhất, từ trí tuệ nhân tạo (AI) đến phân tích dữ liệu và Internet vạn vật (IoT). Năm 2021, chúng ta sẽ chứng kiến một số công ty khởi nghiệp trong chuỗi cung ứng bắt đầu ghi dấu ấn với các giải pháp hợp lý hóa việc đặt hàng, giảm lãng phí, nêu bật các khu vực rủi ro và bảo vệ mối quan hệ giữa các bên. Nổi bật là Contingent, ứng dụng sử dụng AI để tăng cường tính tuân thủ và giảm gian lận và Krizo, đang xây dựng một giải pháp end-toend cho việc phục hồi, có khả năng xử lý mọi thứ từ quản lý khủng hoảng, kinh doanh liền mạch và giao tiếp đại chúng.

Thanh toán xuyên biên giới B2B, được hỗ trợ bởi tiền điện tử

Kể cả những người không phải là chuyên gia cũng nhận thấy hệ thống tài chính toàn cầu kém kết nối đến mức nào. Các ngân hàng đã không tung ra sản phẩm mới trong nhiều thập kỷ còn nhiều công ty không thuộc diện được phục vụ. Ngay cả đối với những gã khổng lồ công nghệ, việc thanh toán trong và ngoài các thị trường mới nổi cũng vô cùng khó khăn. Hãy nghĩ đến việc Google đang cố gắng thu phí quảng cáo từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Nam Phi hoặc Amazon MTurk thanh toán cho các nhà thầu của họ ở Đông Nam Á. Việc thu tiền gặp khó khăn bởi các yêu cầu tuân thủ và kiểm soát tiền tệ của ngân hàng trung ương.

Nền kinh tế tiền điện tử là một hệ thống tài chính mới về cơ bản không có những ràng buộc này. Nó nhanh, rẻ và mang tính toàn cầu và có thể là một yếu tố thúc đẩy đáng kể những chuyển giao như vậy, hỗ trợ cả người tiêu dùng và doanh nghiệp. Và với việc tiền điện tử ngày càng được chấp nhận hơn trong năm 2020 từ các tổ chức như PayPal và Square, cũng như các công ty, các trường hợp sử dụng sáng tạo hơn sẽ xuất hiện vào năm 2021, đặc biệt là trong không gian thanh toán, trong một số trường hợp thậm chí hoạt động song song với các ngân hàng. Một ví dụ cần chú ý là Wiredirect, sử dụng tiền điện tử để hỗ trợ thanh toán xuyên biên giới.

Đạo đức dữ liệu thúc đẩy lợi thế cạnh tranh

Với sự thâm nhập của internet và thời gian dành cho trực tuyến ngày càng tăng, việc bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu ngày càng trở nên quan trọng hơn. GDPR (General Data Protection Regulation - quy định bảo vệ dữ liệu chung) đã đặt ra một loạt các quy tắc mới vào năm 2018. Tuy nhiên, kỳ vọng của người tiêu dùng đang tăng lên, với việc yêu cầu các công ty phải vượt trên và vượt xa để bảo vệ dữ liệu của họ, thông báo cho họ cách dữ liệu đang được sử dụng và đổi lại họ sẽ nhận được gì.

'Uber hóa' ngân hàng

Những công ty Fintech đã thách thức các ngân hàng lớn trong vài năm qua, nhưng năm 2021 có thể là một bước ngoặt, do ngày càng có nhiều 'phi ngân hàng' tham gia vào cuộc cạnh tranh. Dẫn đầu là Uber, công ty đang tái tập trung vào lĩnh vực tài chính, với sự ra mắt của Uber Cash. Tuy nhiên, sự kiện này sẽ không đơn độc và cái gọi là Ngân hàng là Dịch vụ (BaaS) sẽ là một trong những xu hướng quan trọng nhất trong năm, khi các công ty có cơ sở hạ tầng công nghệ đổi mới ngày càng nhắm mục tiêu đến các phi ngân hàng, dưới hình dạng của các doanh nghiệp nền tảng như Google, các nhà bán lẻ như Amazon hoặc các công ty viễn thông. Không chỉ vậy, các nhà cung cấp BaaS còn có thị trường giữa các fintech và ngân hàng đang hoạt động khác, giúp họ đổi mới dịch vụ cung cấp mà không cần thời gian và đầu tư phát triển nền tảng của riêng mình. Do đó, các nhà cung cấp BaaS, chẳng hạn như solarisBank và Bankable, là một lựa chọn tốt cho các nhà đầu tư.

Tụ và tách nhóm back office

Như trong dịch vụ tài chính, nhiều lĩnh vực đã trải qua chu kỳ tập hợp và tách các sản phẩm và dịch vụ liên quan trong những năm qua, được thúc đẩy bởi công nghệ mới và các công ty khởi nghiệp sáng tạo. Một ví dụ điển hình là ngành công nghiệp truyền thông, vốn bị tách rời trong những năm 2000, khi các nền tảng nội dung do người dùng sáng tạo như YouTube và các định dạng âm nhạc mới như MP3 lên ngôi, nhưng hiện lại đang được gộp lại trong các phương tiện truyền thông khổng lồ như Netflix và Spotify. Chúng ta sẽ thấy các chu kỳ tập hợp và tách này thậm chí còn trở nên nhanh hơn, năng động hơn và khó đoán hơn vào năm 2021 và xa hơn nữa.

Trong các lĩnh vực truyền thống hơn như dịch vụ tài chính, những công ty đương nhiệm sẽ dựa vào việc kết hợp thông qua các API, bổ sung các sản phẩm tốt nhất trong nhóm, tech stack ( nền tảng công nghệ) và các tính năng khi họ hướng tới bắt kịp kỷ nguyên kỹ thuật số. Đặc biệt, chúng ta cũng sẽ thấy thêm nhiều việc tập hợp các quy trình backoffice khác nhau, cho phép các doanh nghiệp giảm chi phí, cung cấp trải nghiệm khách hàng liền mạch hơn và giảm rủi ro hoạt động thường liên quan đến các hệ thống thủ công và cổ điển.

Nhu cầu về tốc độ

5G đã có mặt một thời gian, nhưng giờ đã và đang trở thành hiện thực, với việc triển khai các mạng 5G trên khắp thế giới. Một báo cáo từ Ericsson dự đoán nó sẽ bao phủ khoảng 60% dân số toàn cầu vào năm 2026. Công nghệ này không chỉ cung cấp tốc độ kết nối nhanh hơn và nhiều dung lượng hơn, mà còn có độ trễ cực thấp, mang tính chuyển đổi cho IoT và điện toán biên, cũng như bất cứ thứ gì yêu cầu kết nối thời gian thực, tức thì, chẳng hạn như ô tô tự hành, bác sĩ phẫu thuật robot, hay giao tiếp giữa máy với máy, ví dụ như trong các đội bay không người lái. Nó cũng sẽ có tác động rất lớn đến trải nghiệm AR và VR trong trò chơi, truyền thông và giải trí, đồng thời góp phần hướng tới làm việc từ xa liền mạch hơn.

Chúng ta có công nghệ, có nhu cầu thay đổi và các vấn đề cần giải quyết. Kinh nghiệm cho chúng ta biết rằng những giai đoạn khủng hoảng và suy thoái lại chính là thời kỳ của sự đổi mới và tinh thần khởi nghiệp mãnh liệt, với tình trạng thất nghiệp thúc đẩy các cá nhân tự vận động, chẳng còn gì để mất. Hơn nữa, lĩnh vực mạo hiểm đang phát triển mạnh, với rất nhiều nhà đầu tư đang mong muốn góp phần giải quyết các vấn đề thực tại, thông qua tích cực làm việc với các doanh nhân để xây dựng nên các công ty đẳng cấp thế giới thế hệ kế tiếp.

Bản tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (vista.gov.vn)

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Khởi nghiệp năm 2021: xu hướng, lĩnh vực và công nghệ - phần 2 tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 10/01/2019, 15:08
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 05/03/2019, 00:00
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 14/03/2019, 15:00
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 14/03/2019, 15:00
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 19/03/2019, 10:12
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 19/03/2019, 01:59
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 19/03/2019, 02:32
Lên đầu trang