Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ hai , 02/03/2020, 10:23

Khởi nghiệp nông nghiệp: Anh Đức thu nhập khá từ mô hình nuôi cá chình bông

Anh Kiều Văn Đức ở thôn Giai Sơn, xã An Mỹ, huyện Tuy An đã gây dựng thành công mô hình nuôi cá chình bông thương phẩm trong hồ xi măng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Triển khai từ năm 2015, nhờ kiên trì, cần cù, chịu khó, đến nay gia đình anh Kiều Văn Đức ở thôn Giai Sơn, xã An Mỹ, huyện Tuy An đã gây dựng thành công mô hình nuôi cá chình bông thương phẩm trong hồ xi măng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nói về cơ duyên đến với nghề nuôi cá chình, anh Kiều Văn Đức cho biết: Tận dụng đất vườn xung quanh nhà để chăn nuôi và trồng trọt, năm 2013 gia đình anh tiến hành xây và nuôi thử 4 hồ cá lóc, cá trê lai. Trong quá trình nuôi cá nước ngọt, anh Đức được tham gia các lớp tập huấn, trong đó có nuôi cá chình bông thương phẩm trong hồ xi măng. 

Năm 2015, Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Tuy An phối hợp với Hội Nông dân xã An Mỹ triển khai mô hình nuôi cá chình bông thương phẩm tại xã nên gia đình anh và các hộ trong thôn đăng ký tham gia. Những hộ đăng ký tham gia mô hình được hỗ trợ 50% chi phí con giống và thức ăn… 

Gia đình tôi được hỗ trợ 400 con chình giống thả nuôi với diện tích 180m2. Sau 2 năm nuôi kết thúc, thấy mô hình nuôi chình bông đạt hiệu quả kinh tế cao nên tôi tiếp tục mở rộng. Hiện tại, cá chình được thương lái mua với giá từ 450.000-500.000 đồng/kg, bình quân thu lãi hơn 300 triệu đồng/năm. Hiện ngoài nuôi cá lóc, cá trê, tôi đang thả nuôi 5 hồ với hơn 600 con chình bông…”, anh Đức nói. 

Theo anh Đức, cá chình là loài dễ nuôi, ít bệnh so với các loại cá da trơn khác. Loại giống 18 con/kg có thể đạt trọng lượng 1-1,5kg/con sau một năm nuôi thương phẩm. Tuy nhiên, cá chình đòi hỏi phải được chăm sóc theo một quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt. Cụ thể, nguồn nước phải được lọc kỹ các tạp chất, lắng trong trước khi cho vào bể nuôi. Bể nuôi phải đảm bảo không được thiếu nước hay thừa nước, oxy trong bể xi măng cũng không được thừa hoặc thiếu. Cứ 3 ngày phải thay nước bể một lần để hạn chế tảo sinh sôi nảy nở với mật độ lớn, gây thiếu hụt nguồn oxy cho cá. Mỗi ngày cho cá ăn vào tầm 19 giờ, sau đó phải rửa sạch giá thức ăn để loại bỏ cặn bã. Muốn đưa chế độ dinh dưỡng cao cho cá, cần áp dụng các biện pháp tổng thể khác như sử dụng máy quạt khí và tuân thủ chặt chẽ việc quản lý môi trường nước trong bể nuôi. 

Anh Đức cho biết: “Hàng ngày, tôi mua cá rô phi về cắt nhỏ hoặc xay nhuyễn trộn với men vi sinh để làm thức ăn cho cá chình bông. Cách làm này vừa giảm được một nửa chi phí so với thức ăn công nghiệp hiện có vừa tích hợp sẵn thuốc ngừa bệnh nên cá không mắc các bệnh đường ruột, bệnh gan, tỉ lệ cá sống đạt cao”. 

Ông Biện Ngọc Min, Chủ tịch Hội Nông dân xã An Mỹ đánh giá: “Mô hình nuôi cá chình bông của anh Kiều Văn Đức đang trở thành địa chỉ tin cậy để nhiều người tham quan, học tập kinh nghiệm và mua con giống. Người chăn nuôi càng yên tâm hơn trong việc chọn nuôi cá chình bông khi nguồn cung không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường. Với những thuận lợi đó, mô hình nuôi cá chình bông theo phương pháp tập trung sẽ được ứng dụng rộng rãi. Mới đây, anh Đức vinh dự được UBND tỉnh tặng bằng khen trong phong trào Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi giai đoạn 2016-2018”.

khoinghiep.org.vn

Bạn đang đọc bài viết Dự án: Khởi nghiệp nông nghiệp: Anh Đức thu nhập khá từ mô hình nuôi cá chình bông tại Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cần Thơ. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận hoặc gửi về castihub@gmail.com
Ý kiến của bạn
(Bạn cần đăng nhập để bình luận)
Cùng chuyên mục
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 10/01/2019, 15:08
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 05/03/2019, 00:00
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 14/03/2019, 15:00
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ năm , 14/03/2019, 15:00
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 19/03/2019, 10:12
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 19/03/2019, 01:59
Câu chuyện khởi nghiệp
Thứ ba , 19/03/2019, 02:32
Lên đầu trang